Kiến nghị xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo, nâng gạo dự trữ lên hơn gấp đôi
Thủ tướng: Việc xuất khẩu gạo cần phải xem xét kỹ lưỡng, thận trọng |
Tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới |
Ngày 6/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã có văn bản số 2412 gửi Thủ tướng Chính phủ báo cáo về việc xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn.
Theo văn bản, Bộ Công thương nhận định hoạt động xuất khẩu (XK) gạo những tháng đầu năm 2020 cho thấy nhu cầu lương thực, thực phẩm đang tăng mạnh trên thế giới trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Giao dịch gạo trong thời gian qua rất sôi động, giá gạo thế giới liên tục tăng dù Ấn Độ và Việt Nam (2 quốc gia sản xuất, XK lúa gạo lớn) được mùa do xuất hiện thêm nhu cầu tăng dự trữ tại nhiều quốc gia.
XK gạo của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 tăng 31,7% về lượng, là mức tăng khá cao so với mức tăng cùng kỳ 3 năm gần đây. Do Ấn Độ áp lệnh phong toả, nếu tiếp tục giữ tốc độ XK bình quân 25.000 tấn/ngày thì XK gạo quý II/2020 của nước ta sẽ đạt gần 1,7 triệu tấn.
XK quý II/020 có thể đạt trên 2 triệu tấn. Tổng cộng 6 tháng đầu năm (trước khi vụ Hè Thu thu hoạch rộ) có thể xuất khẩu trên 3,7 triệu tấn, lớn hơn nhiều so với lượng gạo hàng hóa có thể dành cho xuất khẩu là 3 triệu tấn.
Bộ Công thương kiến nghị xuất khẩu 400 nghìn tấn gạo trong tháng 4/2020 (Ảnh minh hoạ) |
Theo tính toán của Bộ Công thương, khó xảy ra khả năng thiếu gạo cho tiêu dùng trong nước. Để đảm bảo an ninh lương thực, Bộ kiến nghị có thể tiếp tục XK gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5/2020.
Cụ thể, Bộ Công thương kiến nghị giữ lại thêm 400 nghìn tấn dự phòng, ngoài lượng 300 nghìn tấn theo kế hoạch mua vào năm 2020 của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Như vậy, tổng lượng gạo XK giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng (trước khi có thóc vụ Hè Thu) là 700 nghìn tấn. Với số gạo dự trữ này, mỗi người dân sẽ được dự phòng thêm 7,3 kg gạo, một hộ gia đình 4 người sẽ được dự phòng thêm khoảng 30kg cho tháng 4 và tháng 5.
Lượng gạo được phép XK trong tháng 4 và tháng 5 vào khoảng 800 nghìn tấn, giảm 40% so với 2 tháng 4-5 của năm 2019, giảm 35,7% so với cùng giai đoạn năm 2018 và giảm 21,7% so với cùng giai đoạn năm 2017. Theo đó, trước mắt cho phép XK trên 400 nghìn tấn trong tháng 4.
Trước đó, hôm 31/3, sau khi làm việc với các doanh nghiệp XK, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ ngành liên quan, Bộ Công thương cũng đề xuất Chính phủ cho XK 800 nghìn tấn gạo trong tháng 4, 5 nhưng có kiểm soát.
Xuất khẩu 8 nhóm hàng vượt mốc 1 tỷ USD, tổng kim ngạch tăng 6,8% Bất chấp ảnh hưởng từ dịch COVID-19, tính đến giữa tháng 3, cả nước có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 ... |
Bộ Công Thương kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại Bộ Công thương vừa có đề xuất Thủ tướng cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo lại trở lại trong thời gian tới nhưng có sự kiểm ... |
Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép Nghị quyết 20/NQ-CP nêu rõ, Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế ... |