Bộ Công Thương kiến nghị cho xuất khẩu gạo trở lại
Tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới |
Việt Nam sẽ xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc |
Bộ Công Thương đề xuất Thủ tướng cho xuất khẩu gạo trở lại nhưng có kiểm soát theo từng tháng |
Ngày 28/3, Bộ Công Thương đã có báo cáo gửi Thủ tướng kết quả rà soát, đánh giá về tình hình sản xuất, tồn kho gạo trong nước, kiến nghị phương án xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn.
Theo Bộ Công thương, sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc, trong khi Bộ NN&PTNTdự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước cả năm, đã bao gồm dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc. Như vậy, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn, tương đương 6,5-6,7 triệu tấn gạo.
Vì vậy, Bộ Công thương kiến nghị Thủ tướng cho phép các doanh nghiệp được tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng có sự kiểm soát số lượng xuất khẩu theo từng tháng.
Kiến nghị này được Bộ Công Thương đưa ra sau khi làm việc, khớp lại số liệu với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ, ngành liên quan như Bộ NN&PTNT, Tổng cục Hải quan.
Kết quả cho thấy, dự báo các vụ lúa năm 2020 sẽ cho thu hoạch ước đạt 43,5 triệu tấn thóc. Trong đó vụ đông xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, sản lượng vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 10,8 triệu tấn.
Về tác động của hạn mặn, theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, diện tích lúa vụ đông xuân bị thiệt hại năm 2020 không đáng kể do Bộ và các địa phương chỉ đạo xuống giống sớm. Bên cạnh đó, vụ đông xuân được mùa, năng suất bình quân gần 7 tấn/ha nên bù đắp được tác động do hạn mặn gây ra. Sản lượng thóc gạo tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến tương đương năm 2019. Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 đã bao gồm dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc. Cụ thể, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn; dùng làm giống và giống dự phòng 1 triệu tấn; dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn.
Như vậy, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương 6,5 – 6,7 triệu tấn gạo.
Ngoài ra, tổng số lượng các hợp đồng đã ký của các doanh nghiệp nhưng chưa giao hàng là gần 1,67 triệu tấn gạo. Lượng gạo hiện có trong kho của các doanh nghiệp là hơn 1,7 triệu tấn gạo và 144.000 tấn thóc (tương đương 75.000 tấn gạo).
Căn cứ kết quả rà soát, tiếp nhận các ý kiến, Bộ Công Thương đề xuất cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo trong thời gian tới nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5.
“Lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong hai tháng tới vào khoảng 800.000 tấn, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5”, Bộ Công Thương đề xuất.
Xuất khẩu khẩu trang y tế phải có giấy phép Nghị quyết 20/NQ-CP nêu rõ, Bộ Y tế áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu đối với mặt hàng khẩu trang y tế ... |
Xuất khẩu gạo tăng đột biến dịp đầu năm TĐO - Sau khi ngành gạo đã có một năm khá thành công về xuất khẩu năm 2017 thì Bộ NN&PTTN, ước tính, khối lượng ... |
Xuất khẩu gạo tăng trưởng đầy bất ngờ TĐO – Theo thống kê, so với cùng kỳ năm 2016, khối lượng xuất khẩu gạo năm nay của Việt Nam đã tăng 20,9%, giá ... |