Kiếm tiền triệu từ nghề trèo cây kỳ lạ 20 năm mới ra trái ở An Giang
Thạc sỹ bỏ giảng đường đại học về quê "khảo cổ" vịt "tiến vua" 8 dịch vụ kiếm bộn tiền ở vịnh Hạ Long Kiên Giang: 8X "trốn" lên Ma Thiên Lãnh nuôi gà trong rừng, mở quán gà |
Cây thốt nốt cho nước, trái ngọt nhưng cũng gắn liền với nghề lam lũ, hiểm nguy của những người trèo thốt nốt. Từ tờ mờ sáng, người theo nghề ở đây trèo lên những ngọn cây thốt nốt cao chót vót để lấy nước về nấu đường. Dù lắm gian nan và vất vả nhưng đó là nguồn sống của biết bao gia đình.
Những vườn thốt nốt dễ tìm thấy ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang. Thốt nốt được cho là 1 trong những loài cây kỳ lạ mãi 20 năm sau khi trồng mới cho trái (Ảnh: CL). |
Bà con ở đây cho biết, nghề này vốn của người nghèo, những người khá hơn không ai đi leo cây thốt nốt vì nếu sơ suất là đổi cả tính mạng. Vùng này còn nghèo, đất đai không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên chỉ có nghề leo thốt nốt là dễ kiếm sống.
Nghề trèo thốt nốt lấy nước cũng đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều gia đình (Ảnh: M.A). |
Vậy là từ năm 16 tuổi, ông Võ Thái Hùng (xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bắt đầu đi leo thốt nốt thuê. Sau khi lập gia đình, ông đã thuê vườn thốt nốt rồi tự leo lấy nước nấu thành đường bán, đến nay ông cũng đã theo nghề hơn 30 năm. Ông Hùng vẫn hay nói vui, cái nghề này là “ăn cơm dưới đất mà làm việc trên trời”, mỗi ngày ông lại tất bật với công việc của mình từ sáng sớm cho đến tận chiều tối.
Công việc của ông Hùng bắt đầu từ sáng sớm đến chiều tối (Ảnh: M.A). |
Ông Hùng chia sẻ: “Hồi xưa mình cũng đi học hỏi rồi người ta chỉ mình làm. Khi trèo cây thốt nốt cũng sợ lắm chứ, nhưng dần dần thành quen. Ban đầu mình vô lấy nước thì cây cho nước ít lắm, từ từ thì mới nhiều lên; thời điểm từ 2-3 tháng trở lên là nhiều nhất, trung bình 1 ngày kiếm cả triệu bạc”.
Thông thường, thốt nốt được người dân trồng ở các bờ ranh, vừa giữ đất lại cho thu nhập. Cây trồng từ 15 năm trở lên mới cho trái và nước đường. Để lấy được những lít nước thốt nốt ngọt mát, người thợ phải rất giỏi trèo cây, cây thấp nhất cũng 9-10m, có cây cao hơn 20m. Hoặc có khi người trèo chuyền từ cây này sang cây khác mà không phải tụt xuống đất, chỉ cần sơ suất nhỏ là có thể mất mạng như chơi.
Người thợ lấy nước thốt nốt từ những cuống hoa (Ảnh: M.A). |
Quá trình lấy nước thốt nốt cũng lắm công phu, tùy theo tay nghề của người thợ mà chất lượng đường có thể khác nhau. Khi thốt nốt trổ buồng, người thợ cầm con dao bén, trèo lên cây cắt bỏ buồng. Từ chỗ cuống bị cắt, nước trong cây chảy vào một hũ nhựa đã đặt sẵn. Sau 8-10 tiếng người thợ sẽ đem xuống đất một lần. Trong mùa cao điểm từ tháng giêng đến tháng 7, mỗi ngày, người thu hoạch sẽ trèo cây từ 1-2 lần để hứng nước.
Dụng cụ để theo nghề khá đơn giản. Người thợ dùng những cây tre già để trèo lên cây thốt nốt (Ảnh: M.A). |
“Mình lựa cây cho nó sung, cái bẹ bự thiệt bự thì nước nó mới mạnh. Mới đầu tôi dọn bẹ, buột đài trước, róc gai, dọn xong rồi chọn cái bông nào vừa mình kẹp, còn cái nào không vừa thì chặt bỏ hết. Thường tôi đặt hũ đựng vào buổi sáng, canh 6 tiếng thì lấy 1 lần, còn nếu làm ban đêm thì nó phải lâu một chút” - ông Hùng cho biết.
Tuy nhiên, nghề này lắm hiểm nguy khi phải trèo lên cây cao mà không có dụng cụ bảo hộ, có những cây thốt nốt cao trên 20m (Ảnh: M.A). |
Khác với trèo dừa ở miệt đồng bằng, những người trèo thốt nốt phải chuẩn bị những cây tre có mắt lớn cột chặt vào thân cây làm “cây đài” giống như cây thang để leo lên. Hành trang lên cây thốt nốt của mỗi người là dao bén dắt bên hông, chai, lọ cột quanh người... để lấy nước, bẻ trái trên cây mang xuống.
Nước thốt nốt được bày bán ở những hàng quán ở vùng bảy núi (Ảnh: CL). |
Một điều lạ là những người trèo cây thốt nốt thường không sở hữu cây thốt nốt nào. Thông thường, bà con sẽ liên hệ với những gia đình có cây thốt nốt để thuê với giá 150.000-200.000 đồng/cây/năm cho mỗi cây đực và cao hơn một đối với cây cái. Sở dĩ có sự chênh lệch này là vì cây đực chỉ cho nước về bán uống hoặc nấu đường, còn cây cái có thêm cả trái.
Nhiều người thợ trèo thốt nốt cho biết, tuy nghề khá nguy hiểm, cực khổ nhưng nếu chịu khó thì ngày nào cũng có thu nhập. Tuy nhiên, nghề trèo thốt nốt có tính thời vụ, chỉ làm từ đầu tháng 11 âm lịch cho đến tháng 5 năm sau. Đây là thời điểm nước thốt nốt ngọt, sản lượng đường thu được sau khi nấu cũng nhiều hơn. |
Xem thêm
Săn lộc biển với ngư cụ tự chế, ngư dân bỏ túi tiền triệu mỗi ngày Chỉ với những dụng cụ đơn giản tự chế, bà con ngư dân ở Nghệ An có thể đánh bắt hàng tấn ruốc biển, thu ... |
Cà Mau: Kỳ công đánh bắt, hong phơi cá bé tí bán sang Tây Nghề đánh bắt cá cơm đã có từ lâu tại Cà Mau. Tại các cơ sở sơ chế biến cá cơm lớn ở thị trấn ... |
Lạ mà hay: Làm "đám cưới" cho hai giống dừa, đẻ con lai ai cũng mê Ông Trần Tấn Bửu ở ấp Phụng Đức, xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) đã có cách làm lạ mà hay. Đó ... |
Kiên Giang: Người thợ rèn cuối cùng trên vùng đất U Minh Thượng Cả huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giờ chỉ còn lại cha con ông Đỗ Văn Tưởng (67 tuổi), sống tại ấp Minh Kiên, ... |