Khuyến nghị người dân cảnh giác với hình thức lừa đảo ‘khóa thuê bao điện thoại’
Cảnh báo mạo danh nhân viên Bảo hiểm xã hội lừa đảo Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh cảnh báo, trên địa bàn xuất hiện thủ đoạn mới, giả mạo nhân viên Bảo hiểm xã hội lừa đảo hỗ trợ nhận tiền bảo hiểm qua mạng xã hội. |
Cảnh báo tội phạm giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo Các đối tượng thường sử dụng mạng xã hội Facebook, ZaLo, Telegram… đưa ra các thông tin đánh vào sự thiếu hiểu biết và lòng tham, muốn kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng của các nạn nhân. |
Các cuộc gọi rác gia tăng trong thời gian gần đây. |
Theo Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT), ghi nhận từ các hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác do đơn vị quản lý cho thấy, gần đây hàng loạt người dùng điện thoại di động phản ánh họ liên tục nhận được cuộc gọi đe dọa sẽ bị “khóa thuê bao điện thoại”.
Trước tiên, các đối tượng liên tục thực hiện cuộc gọi thoại thông báo tới số máy bản thân người dùng rằng họ sẽ bị cắt dịch vụ sau 1 hay 2 giờ và để giải quyết cần liên hệ tới số điện thoại “tổng đài” do đối tượng cung cấp. Trường hợp người dùng gọi lại số “tổng đài”, phía đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… để được hỗ trợ kỹ thuật.
Khi đã nắm được thông tin cá nhân của người dùng, ngay lập tức các đối tượng hướng dẫn làm bước tiếp theo như thực hiện các cú pháp sang tên đổi chủ thông tin số điện thoại, cú pháp chuyển hướng cuộc gọi…
Sau khi chiếm quyền nhận cuộc gọi, đối tượng lừa đảo sẽ đăng nhập ứng dụng ví điện tử, tài khoản mạng xã hội… của người dùng và khai báo quên mật khẩu đăng nhập, chọn tính năng nhận cuộc gọi thông báo mã OTP. Từ đó, chúng dễ dàng chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, tiền trong tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử.
Trước tình trạng các hình thức lừa đảo gia tăng, VNCERT kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các cuộc gọi.
VNCERT cũng khuyến nghị, khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.
Các chiêu trò lừa đảo đang diễn ra hết sức phổ biến nhưng rất tinh vi, khó lường. Để giúp người dân nhận biết được các hình thức lừa đảo, Trung tâm mới xây dựng những tình huống lừa đảo thành tiểu phẩm ngắn và đăng tải lên kênhTiktok "Cảnh báo lừa đảo trên mạng".
Cảnh báo lừa đảo tuyển cộng tác viên cho các sàn thương mại điện tử Trước phản ảnh của nhiều người dân bị các đối tượng lừa đảo trên mạng xã hội thông qua việc tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tài sản, các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) và Bộ Công an liên tục có cảnh báo về hình thức lừa đảo này. |
Khuyến cáo người dân cảnh giác trước tình trạng giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ việc giả danh cơ quan công an gọi điện thoại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. |