Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
14:42 | 23/12/2018 GMT+7

Không thể xuyên tạc bước tiến của Nhà nước Việt Nam vì sự phát triển của đất nước và quyền con người

aa
Là thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam luôn coi việc bảo đảm quyền con người là bản chất, mục đích của chế độ xã hội chủ nghĩa và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực này, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

khong the xuyen tac buoc tien cua nha nuoc viet nam vi su phat trien cua dat nuoc va quyen con nguoi

Ảnh minh họa

Trên lĩnh vực thể chế, pháp luật, cho đến nay, Việt Nam đã gia nhập, ký kết đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người, trong đó có “Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác” (CAT). Đây là sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người; ngăn chặn mọi hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo hoặc xúc phạm nhân phẩm con người trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi bất cứ cá nhân, tổ chức nào, kể cả cơ quan thực thi pháp luật.

Từ năm 2014 đến nay, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, ban hành nhiều luật, bộ luật nhằm tạo cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức nói chung và đảm bảo quyền con người nói riêng. Tiêu biểu như: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2016); Luật Báo chí (năm 2016), đã đặt nền móng cho việc đảm bảo tự do tín ngưỡng, tôn giáo tốt hơn cho người dân; thực hiện nguyên tắc không kiểm duyệt đối với việc xuất bản, phát thanh, truyền hình. Ngoài ra, còn có các luật, như: Luật Trợ giúp pháp lý (năm 2017), Luật Đặc xá (năm 2018), v.v. Đáng chú ý, việc ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam (năm 2015), cùng với Luật Thi hành án hình sự, đã đảm bảo các phiên tòa và quyền lợi của những người bị tạm giữ, thi hành án đúng pháp luật, v.v.

Đặc biệt, trước đó, Quốc hội đã ban hành Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là văn kiện chính trị, pháp lý thể hiện đầy đủ về “quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.

Có thể nói, những quy định về quyền con người tại Hiến pháp năm 2013 hoàn toàn tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó có những quyền được xem là “nhạy cảm” cũng đã được đưa vào văn kiện này.

Hiến pháp năm 2013 quy định cụ thể như: Ở Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.Về phương diện bảo đảm quyền con người trên thực tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, tổ chức của Nhà nước, sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực: an sinh xã hội được bảo đảm và tăng cường. Đây chính là cơ sở quan trọng để quyền con người, nhất là những quyền cơ bản được đảm bảo ngày một tốt hơn.

Ngoài ra, Quốc hội đã sửa và xây dựng nhiều đạo luật mới, như: Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2013); Luật An ninh mạng (năm 2018)... Các quy định của những bộ luật này đều nhằm bảo đảm an ninh Quốc gia, trật tự công cộng và quyền con người.

Trong bối cảnh internet, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, Đảng và Nhà nước ta đã bảo đảm quyền tự do ngôn luận, báo chí và đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của nhân dân. Việt Nam là quốc gia hòa mạng internet toàn cầu sớm hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực, từ ngày 1/12/1997. Theo tổ chức nghiên cứu về mạng xã hội quốc tế - Next Web, hiện nay, Việt Nam nằm trong “Top 10 quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới” với 64 triệu người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu.

Người dân Việt Nam ngày nay có thể tự do đăng tải các video/clip, nếu không vi phạm pháp luật. Ngoài các đài phát thanh, truyền hình của quốc gia và các tỉnh, thành phố, hiện nay, Việt Nam có tới 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động. Người nước ngoài và người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức của các cơ quan thông tấn, báo chí trên thế giới mà không có bất kỳ hạn chế nào.

Những thành tựu trên là rất cơ bản và to lớn, nhất là hệ thống pháp luật Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho việc thúc đẩy, bảo vệ và phát triển quyền con người, quyền công dân.

Trên lĩnh vực kinh tế, theo báo cáo của Chính phủ năm 2017, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng GDP đạt 6,7%; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 53,5 triệu đồng, tương đương 2.385 USD, tăng 170 USD so với năm 2016. Theo báo cáo của Chính phủ tại phiên Họp báo thường kỳ tháng 8-2018, tăng trưởng GDP năm 2018 có khả năng hơn 6,7%, thu ngân sách vượt dự toán 3%-5%; nợ công giảm, lạm phát dưới 4%; năng suất lao động tăng; bảo đảm sự phát triển của đất nước không chỉ tăng trưởng theo số lượng mà chất lượng cũng được nâng lên. Nhờ đó, đời sống của nhân dân được nâng lên, niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước ngày càng được củng cố, uy tín quốc tế của Việt Nam ngày càng cao.

Để bảo đảm quyền bình đẳng, sự phát triển công bằng cho mọi người, có thể nói, hiếm có một quốc gia nào lại có nhiều chính sách hướng đến nhóm xã hội yếu thế, đồng bào vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số như Việt Nam. Chẳng hạn như: tổ chức tín dụng phục vụ người nghèo, “Ngân hàng Chính sách xã hội”, v.v. Với các tổ chức này, người nghèo có thể vay trực tiếp hoặc vay ủy thác qua các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của mình, như: Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, v.v.

Ngoài ra, Nhà nước còn dành một khoản ngân sách lớn cho Chương trình 135, nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu, như: điện, trường học, trạm y tế, nước sạch. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống, sinh hoạt cho các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Theo kế hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, có gần 2.300 xã được đầu tư; riêng hai năm (2014 - 2015), Chương trình đã dành số vốn từ ngân sách nhà nước lên đến 7.790 tỷ đồng.

Việc thực hiện bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ được quan tâm, đạt kết quả cao. Hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam khóa XIV (nhiệm kỳ 2016 - 2021) là 26,72%, tăng so với hai khóa trước đó, cao hơn mức trung bình của thế giới (23,6%), giữ vị trí tương đối trong khu vực và lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.

Với những nỗ lực trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người, Việt Nam đã được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2008 - 2009) và là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (nhiệm kỳ 2014 - 2016). Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với Việt Nam trong việc bảo đảm, thực thi quyền con người.

Tuy nhiên, trên không gian mạng, các thế lực thù địch vẫn đang tán phát những luận điệu lèo lái, xuyên tạc nhiều bộ luật mà Quốc hội Việt Nam mới thông qua. Mục tiêu của chúng là xuyên tạc bản chất của chế độ, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Việt Nam lợi dụng internet, mạng xã hội. Đây là một trong những vấn đề mới trên lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia nói chung, an ninh mạng và an ninh tư tưởng chính trị nói riêng, cần được nhận thức đầy đủ.

Hồng Ánh

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Yamanashi (Nhật Bản) ngày càng bền chặt

Phát triển mối quan hệ hợp tác giữa Quảng Bình và Yamanashi (Nhật Bản) ngày càng bền chặt

Đây là mong muốn mà Thống đốc tỉnh Yamanashi (Nhật Bản) Nagasaki Kotaro đưa ra tại buổi tiếp đoàn công tác tỉnh Quảng Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Thắng làm trưởng đoàn nhân chuyến sang thăm và làm việc với tỉnh Yamanashi vào sáng ngày 20/8.
Hội nghị DGICM lần thứ 27 tập trung giải quyết những vấn đề, thách thức trong quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự

Hội nghị DGICM lần thứ 27 tập trung giải quyết những vấn đề, thách thức trong quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự

Từ ngày 14- 16/8, Hội nghị những người đứng đầu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự các nước ASEAN lần thứ 27 (DGICM 27) đã diễn ra tại tỉnh Khánh Hòa. Hội nghị hướng đến việc giải quyết những vấn đề, thách thức trong quản lý xuất nhập cảnh và lãnh sự.
Tập huấn công tác đối ngoại quốc phòng cho cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia

Tập huấn công tác đối ngoại quốc phòng cho cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia

Ngày 12/8, tại Hà Nội, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng Việt Nam) tổ chức Khai mạc lớp tập huấn công tác đối ngoại quốc phòng cho cán bộ Quân đội Hoàng gia Campuchia năm 2024.
Tiễn đưa di hài người bạn Mỹ Merle Ratner về Việt Nam

Tiễn đưa di hài người bạn Mỹ Merle Ratner về Việt Nam

Ngày 7/8, tại New York, Mỹ, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) cùng người thân và bạn bè đã trang trọng tổ chức lễ tiễn đưa tro cốt nhà hoạt động Merle Ratner về Việt Nam theo di nguyện của bà và gia đình.

Đọc nhiều

Đại biện lâm thời nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam: tin tưởng quan hệ hai nước sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ

Đại biện lâm thời nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam: tin tưởng quan hệ hai nước sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ

Ngày 30/8 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Slovakia tổ chức buổi gặp mặt hữu nghị nhân ngày Hiến pháp Cộng hòa Slovakia. Tại đây, ông Marian Veres, Đại biện lâm thời nước Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam tin tưởng rằng quan hệ đối tác giữa hai nước sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư và du lịch.
Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN": Sôi động, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày hội văn hóa hữu nghị "Sắc màu ASEAN": Sôi động, hấp dẫn, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày 30/8, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội (HAUFO) phối hợp với Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tổ chức.
Lễ tiễn mùa đông ở Nga: Nơi băng tuyết tan chảy bởi nụ cười và tiếng hát

Lễ tiễn mùa đông ở Nga: Nơi băng tuyết tan chảy bởi nụ cười và tiếng hát

Tiễn mùa đông (Maslenitsa) là một lễ hội truyền thống của người Slavo, đánh dấu sự chuyển giao từ mùa đông sang mùa xuân, thể hiện sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Thưởng thức các món ăn truyền thống, tham gia các trò chơi dân gian và giao lưu với người dân địa phương tại khu rừng gần bến tàu Kalistovo, ngoại ô Moscow đã trở thành ký ức khó quên của sinh viên Việt Nam từng học tại Liên bang Nga.
Những giá trị trường tồn về đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những giá trị trường tồn về đoàn kết quốc tế trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 29/8, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan Trung ương (1969-2024)".
Các đơn vị Hải quân tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Quốc khánh 2/9

Các đơn vị Hải quân tăng cường công tác sẵn sàng chiến đấu dịp Quốc khánh 2/9

Trong dịp lễ Quốc khánh 2/9, các cơ quan, đơn vị Hải quân chủ động xây dựng, luyện tập thuần thục các phương án sẵn sàng chiến đấu; duy trì chế độ trực các cấp, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trên biển, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.
Quảng Bình: góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, phát triển

Quảng Bình: góp phần xây dựng biên giới Việt - Lào hòa bình, hữu nghị, phát triển

Trong hai ngày 28-29/8, đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình, đoàn đại biểu hai tỉnh Sạ-vẳn-na-khệt và tỉnh Chăm-pa-sắc (Lào) đã tổ chức các buổi hội đàm để đánh giá tình hình hợp tác trong thời gian qua, thống nhất nội dung hợp tác trong thời gian tới nhằm xây dựng biên giới giữa 3 tỉnh hòa bình, hữu nghị, phát triển.
Tiếp nhận 2 tàu tuần tra do Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ

Tiếp nhận 2 tàu tuần tra do Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc viện trợ

Ngày 29/8/2024, tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng, Cơ quan Cảnh sát biển Hàn Quốc đã bàn giao 2 tàu tuần tra 110 tấn và 25 tấn cho Bộ Công an Việt Nam.
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
infographics cac truong hop duoc doi cap lai hoac thu hoi giay phep lai xe tu 112025
inforgraphic nhung dieu can biet ve tro cap huu tri xa hoi
con dao top 4 diem den hoang so tuyet dep chua duoc danh gia dung tam
canh bao tinh trang mao danh ngan hang nha nuoc gui link cap nhat thong tin sinh trac hoc
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động