Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau
COVID-19 có thể khiến 10 triệu trẻ em toàn thế giới không được quay trở lại trường học Do tác động của dịch COVID-19, khoảng 10 triệu trẻ em trên thế giới có thể không bao giờ được quay trở lại trường học, ... |
Đề xuất 'thiến hóa học' tội phạm xâm hại tình dục trẻ em Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề xuất mở rộng hình thức "thiến hóa học", lao động công ích, công khai danh tính với ... |
Mang đến ngôi nhà thứ hai cho trẻ lang thang
Gặp lại cháu V.Đ.T (thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm) tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội vào một ngày giữa tháng 8/2020, phóng viên bất ngờ trước sự thay đổi tích cực của cháu.
Từ một đứa trẻ bị đặt trong thùng xốp cùng ông L.T.T “mưu sinh giữa trưa nắng Hà Nội”, tạo ra làn sóng phản đối gay gắt vào những ngày đầu tháng 6/2020, đến nay, cháu T. phát triển tốt, ăn ngoan, ngủ ngoan, tăng cân thấy rõ. Để cháu T. quen dần với ngôi nhà mới, hơn hai tháng qua, ông L.T.T được tạo điều kiện ở lại Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội cùng đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây chăm sóc cho cháu.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Vân, Trưởng phòng Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, dạy nghề (Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội) cho biết, qua xác minh, phân tích hoàn cảnh gia đình và mong muốn của mẹ ruột cháu V.Đ.T (hiện đang mất quyền công dân do vi phạm pháp luật), các cơ quan chức năng thống nhất sẽ chuyển cháu T. đến Trung tâm Bảo trợ xã hội số III Hà Nội để chăm sóc, nuôi dưỡng lâu dài.
Còn ông L.T.T, chia sẻ: “Dù rất thương cháu, song do tuổi đã cao, hoàn cảnh khó khăn, nên tôi không có đủ điều kiện chăm sóc cháu. Sau thời gian cùng cháu sống trong Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội, hai ông cháu tôi nhận được sự quan tâm toàn diện, nên tôi tin, cháu T. sẽ có cuộc sống tốt đẹp khi được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà Nội”.
Ngoài trường hợp nêu trên, ông Nguyễn Văn Quảng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, đơn vị đã tiếp nhận hơn 30 trẻ em lang thang. Sau thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại Trung tâm Bảo trợ xã hội I Hà Nội để xác minh hoàn cảnh, tìm phương án trợ giúp, những trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng sẽ được chuyển đến nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm Bảo trợ xã hội số II, III và IV Hà Nội.
Với quy trình hỗ trợ chặt chẽ, kịp thời, các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn Hà Nội thường xuyên chăm sóc, nuôi dưỡng hàng trăm trẻ em lang thang. Hiện,100% kinh phí nuôi dưỡng các cháu do thành phố hỗ trợ. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm cũng quan tâm hỗ trợ cho các cháu về nhiều mặt, giúp các cháu có thêm động lực, niềm tin vượt lên hoàn cảnh khó khăn.
Các cơ quan chức năng bổ sung nguồn lực để phòng ngừa trẻ em phải tham gia lao động sớm. Ảnh: UNICEF Viet Nam |
Không để trẻ em phải tham gia lao động sớm
Đối tượng trẻ em khác luôn nhận được quan tâm, hỗ trợ kịp thời là nhóm trẻ em có nguy cơ tham gia lao động sớm. Bởi trên thực tế, Hà Nội là địa phương tập trung hơn 1.000 làng nghề truyền thống, lại có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động, thu hút đông đảo người lao động và con cái họ từ nơi khác đến sinh sống, học tập, làm việc.
Bên cạnh những yếu tố tích cực, việc tập trung nhiều làng nghề, nhà máy, xí nghiệp khiến một bộ phận trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn đứng trước nguy cơ phải tham gia lao động sớm. Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong những năm gần đây, toàn thành phố ghi nhận gần 41.000 trẻ em có nguy cơ phải lao động sớm (chiếm khoảng 2% tổng số trẻ em trên địa bàn).
Nhằm phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em, giai đoạn 2016-2020, các cơ quan chức năng thành phố thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lao động trẻ em; triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ, can thiệp để giảm thiểu lao động trẻ em tại một số địa phương có làng nghề thuộc các huyện: Chương Mỹ, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất và quận Nam Từ Liêm. Nhờ đó, thành phố có gần 18.000 trẻ em và gần 1.600 hộ gia đình có trẻ em đứng trước nguy cơ phải tham gia lao động sớm đã nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt.
Chị Nguyễn Thu Lan, tổ dân phố 3, phường Phú Đô (quận Nam Từ Liêm) cho hay: “Thông qua việc tham gia các lớp tập huấn thuộc chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tại phường Phú Đô, chúng tôi hiểu rõ, trẻ em tham gia lao động sớm sẽ bị hạn chế những cơ hội và điều kiện cần thiết để phát triển toàn diện về thể chất, tâm lý, trí tuệ. Thậm chí, một số trường hợp trẻ em đi làm xa gia đình bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội hoặc bị lạm dụng, xâm hại, mua bán… Vì thế, tôi sẽ không để các con của mình phải lao động sớm”.
Từ kinh nghiệm triển khai thí điểm mô hình giảm thiểu lao động trẻ em tại xã Hương Ngải, ông Nguyễn Hoàng Anh, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất kiến nghị, các cơ quan chức năng bổ sung nguồn lực để phòng ngừa trẻ em phải tham gia lao động sớm.
Về vấn đề này, ông Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội thông tin, toàn thành phố không có trẻ em nào phải tham gia lao động trái quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả bảo vệ trẻ em, Sở đã kiến nghị các cơ quan chức năng nghiên cứu tích hợp những nội dung của chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em vào Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2021-2025; đồng thời tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở tất cả các cấp.
Sử dụng điều hòa thế nào phù hợp và an toàn cho trẻ em Với thời tiết nóng bức, điều hòa không khí sẽ là giải pháp tạo giấc ngủ ngon cho trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là ... |
Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng khắc phục COVID-19 để "không ai bị bỏ lại phía sau" Đại dịch COVID-19 khiến hàng triệu lao động nước ta đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là lao động giản đơn, thu ... |