Khơi thông tiềm năng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Halal
Đại sứ quán, trường học, doanh nghiệp hiến kế xây dựng quan hệ Việt Nam - Mông Cổ Sáng 21/12, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2021-2026. Các đại biểu đã gửi gắm kỳ vọng, lên kế hoạch phát triển, thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, du lịch, quan hệ nhân dân hai nước. |
Doanh nghiệp, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chia sẻ, hỗ trợ nhau trong kinh doanh Ngày 03/12/2021, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Hoa Kỳ đã tổ chức sự kiện “Hội tụ doanh nhân Việt”. Đây là dịp để doanh nghiệp, bà con cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ chia sẻ, hiểu thêm về nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và kinh doanh. |
"Các mặt hàng nông sản chính chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam: gạo, rau quả, chè, cà phê, tiêu, điều, quế, hồi… được đánh giá rất phù hợp với thị trường Halal. Nếu mình hiểu được tiêu chuẩn, quy chuẩn, đòi hỏi về nền văn hóa của Hồi giáo, nhất định chúng ta sẽ khơi thông được thị trường", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết.
Thị trường thực phẩm Halal dành cho người Hồi giáo trên thế giới được đánh giá lên tới 1.500 tỷ USD. Đây cũng được nhận định là thị trường khá “màu mỡ” cho nông sản Việt Nam. Thế nhưng, năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 10,5 tỷ USD…
“Thực phẩm Halal” là thức ăn và đồ uống “được phép” theo Luật hồi giáo. Các sản phẩm được dán tem Halal là lựa chọn bắt buộc đối với người Hồi giáo, vì thế các sản phẩm nhập khẩu vào các quốc gia hồi giáo chỉ được lựa chọn khi sản phẩm đó có dấu Halal trên bao bì sản phẩm.
Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu cầu về các thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Kinh Qua'ran, luật Shariah và tiêu chuẩn Halal.
Thị trường thực phẩm Halal cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt. |
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhận định hội nghị “Thị trường Halal ở Đông Nam Á-Nam Á-Nam Thái Bình Dương: Tiềm năng và cơ hội.", Khu vực Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương là thị trường xuất khẩu tiềm năng đối với sản phẩm Halal, với số dân theo đạo Hồi và sử dụng thực phẩm Halal khoảng 860 triệu người (chiếm 66% tổng số người Hồi giáo trên thế giới). Đây là địa bàn tiêu thụ thực phẩm Halal lớn nhất thế giới với khoảng 470 tỷ USD, trong đó Đông Nam Á là 230 tỷ USD, Nam Á – Nam Thái Bình Dương là 238 tỷ USD.
Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thuỷ sản lớn trên thế giới, nằm ở vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn. Tuy nhiên, thực tế xuất nhập khẩu thực phẩm của các doanh nghiệp ta vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm. Năng lực xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 10,5 tỷ USD.
Ngay trong khu vực Đông Nam Á với dân số gần 700 triệu người, trong đó người Hồi giáo chiếm hơn 30%, đây cũng sẽ là cánh cửa mở ra thị trường lớn khi Việt Nam có lợi thế về khoảng cách địa lý và sự giao thoa về văn hóa.
"Chúng tôi cho rằng đầu tiên phải tính đến "hàng xóm" của mình, sau đó mới đến các thị trường xa hơn. Halal là lối sống rất phổ biến. Những sản phẩm Halal chắc chắn sẽ tìm thấy chỗ đứng trong cộng đồng người Hồi giáo trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương", ông Vũ Hồ, Đại sứ, Vụ trưởng vụ ASEAN Bộ Ngoại Giao, nhận định.
Ông Trần Việt Thái, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, cho biết các nông sản xuất khẩu sang Malaysia còn ít, chủ yếu mới chỉ gạo, nhưng vẫn còn xuất thô và qua một số đầu mối của Thái Lan nên giá trị không cao. Doanh nghiệp muốn có giá trị cao thì cần xuất khẩu trực tiếp, không nên qua bên thứ 3.
Doanh nghiệp cũng cần có tiến trình, lộ trình cụ thể khi thâm nhập vào thị trường Halal từ tư vấn, đào tạo, liên kết, đầu tư… Ông Trần Việt Thái đề nghị các tỉnh cần có chiến lược dài hạn để hỗ trợ, xây dựng nền tảng, các định thị trường dài hơi, không thể manh mún ở một vài doanh nghiệp.
Bà Samina Naz, Đại sứ Bangladesh tại Việt Nam, đánh giá nếu Việt Nam chiếm được thị phần 1% thị phần thị trường Halal cũng đã mang lại giá trị lớn. Việt Nam có khu vực kinh tế du lịch rất lớn, ngay cả trong đại dịch khu vực này vẫn phát triển. Du lịch ẩm thực là lĩnh vực quan trọng khi du khách đi nghỉ dưỡng.
Việt Nam cũng có thể xây dựng một hình ảnh thực phẩm Halal cho khách du lịch. Người nước ngoài đến Việt Nam sẽ cảm thấy được là họ sẵn sàng được đón tiếp tại Việt Nam. Đây cũng là cách xây dựng hình ảnh Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.
Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu cho biết, thị trường Halal mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho Du lịch Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt sẽ thúc đẩy cả ngành thực phẩm Halal phát triển.
Thời gian tới, để phát triển thị trường Halal, theo Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu, ngành Du lịch Việt Nam cần tập trung những nội dung sau: Nâng cao nhận thức, hiểu biết về Halal và sản phẩm Halal cho các bên liên quan đến du lịch, đặc biệt là những người làm việc trong cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo, cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch. Có chính sách và kế hoạch tạo điều kiện phát triển Halal trong ngành Du lịch. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ du lịch thân thiện với khách Hồi giáo tại Việt Nam, đặc biệt tại các trung tâm du lịch lớn, mở rộng các cơ sở cung ứng ẩm thực Halal, các nhà hàng, khách sạn, tour chuẩn Halal… Quan tâm hơn đến công tác quảng bá, xúc tiến thị trường, thu hút khách sử dụng sản phẩm Halal tới Việt Nam.
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, thời gian tới ngành Du lịch Việt Nam sẽ mở rộng và phát triển hơn nữa thị trường Halal khu vực Đông Nam Á – Nam Á – Nam Thái Bình Dương, nâng cao hiểu biết, nhận thức, giao lưu với các quốc gia, tổ chức và cá nhân sử dụng sản phẩm Halal trong và ngoài nước theo nguyên tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Doanh nhân kiều bào tại đầu cầu TPHCM (Việt Nam) tìm hiểu về thị trường Halal. |
Để tiếp cận vào thị trường Halal, kiều bào Việt Nam đã tổ chức nhiều buổi hội thảo. Năm Hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia vừa tổ chức hội thảo trực tuyến nhằm tháo gỡ và tìm hướng xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và trang thiết bị vật tư y tế của Việt Nam vào thị trường Malaysia trong tình hình ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong đó có chia sẻ về chứng chỉ Halal và thế mạnh của sản phẩm Halal (sản phẩm người Hồi giáo được phép ăn uống, sử dụng) tại thị trường Malaysia. Malaysia là một thị trường khá lớn với dân số gần 32 triệu người, thu nhập bình quân đầu người cao và đây là quốc gia có quan hệ thương mại rất tốt với các nước Hồi giáo như Indonesia, các nước Trung Đông… Vì thế, khi thâm nhập thị trường Malaysia, đồng nghĩa sẽ có cơ hội thâm nhập thị trường sản phẩm Halal với nhu cầu hơn 2.000 tỷ USD hàng năm.
"Halal đã tồn tại khoảng 1.400 năm nhưng chỉ mới được quan tâm ở mức độ toàn cầu trong vài thập kỷ gần đây. Halal theo tiếng Arab có nghĩa là hợp pháp hay hợp quy (được phép), dùng để chỉ chuẩn mực và giá trị của Hồi giáo theo Kinh Qur’an và Luật Sharia (luật Hồi giáo); trái ngược với Halal là Haram có nghĩa là không được phép hay kiêng kị". |
Hơn 2.000 doanh nghiệp được tư vấn về thị trường xuất nhập khẩu Bộ Công Thương sẽ triển khai hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin cho địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp Việt Nam về thị trường xuất nhập khẩu thường xuyên và thường niên trên khắp các thị trường xuất, nhập khẩu là đối tác thương mại của Việt Nam. |
Kết nối, thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Đức Ngày 12/11, Trường Đại học Việt Đức (VGU), Hội Hữu nghị Việt - Đức tỉnh Bình Dương cùng Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương, với sự bảo trợ của Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam (FNF) đã tổ chức Hội thảo “Kiến tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn bình thường mới” theo hình thức trực tuyến. |