Khánh Hòa tìm giải pháp để cứu san hô và hệ sinh thái vịnh Nha Trang
Vĩnh Bảo (t/h) 05/07/2022 17:21 | Nhịp sống biển đảo


Theo Báo Tiền phong, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao UBND TP. Nha Trang chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tạm dừng hoạt động du lịch lặn biển tại các khu vực dễ làm tổn hại rạn san hô trong khu vực vùng vịnh Nha Trang, đặc biệt là tại khu vực Hòn Mun; đồng thời khoanh vùng, thực hiện bảo vệ chặt chẽ các khu vực nhạy cảm, đang có dấu hiệu phục hồi các hệ sinh thái (điển hình là rạn san hô và các bãi giống, bãi đẻ) của Vịnh Nha Trang.
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND TP. Nha Trang khẩn trương phối hợp với Sở Tài chính rà soát, hỗ trợ về kinh phí, phương tiện hoạt động và đảm bảo các điều kiện cần thiết để Ban quản lý vịnh Nha Trang thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
![]() |
San hô bị suy giảm nghiêm trọng dưới biển Hòn Mun (Ảnh: Báo Tiền phong). |
UBND TP. Nha Trang có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc xây dựng kế hoạch phối hợp chi tiết cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, nhằm tăng cường hoạt động của đội kiểm tra liên ngành trong công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân trên vịnh Nha Trang.
UBND TP. Nha Trang chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý các hoạt động trên vịnh Nha Trang hiện nay; qua đó, khẩn trương tham mưu sửa đổi, khắc phục các vấn đề còn bất cập, hạn chế, chồng chéo trong công tác quản lý các hoạt động trên vịnh Nha Trang; đồng thời khẩn trương rà soát, hoàn thiện Đề án “Khảo sát phân vùng chức năng khu bảo tồn biển” theo Nghị quyết số 26/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản để làm cơ sở quản lý khoanh vùng chức năng theo quy định.
UBND TP. Nha Trang chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ở, ngành, địa phương liên quan chủ động phối hợp với các viện, trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học thực hiện ngay việc nghiên cứu, điều tra, khảo sát để có báo cáo cụ thể, chính xác, đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân của sự suy giảm hệ sinh thái rạn san hô khu vực Hòn Mun và khu vực vịnh Nha Trang, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để bảo vệ, phục hồi.
Về giải pháp lâu dài, UBND TP. Nha Trang là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các viện, trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang, trình UBND tỉnh rà soát, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trước ngày 25/7/2022.
Trước đó, báo chí đã có nhiều bài viết phản ánh về việc suy giảm rạn san hô nghiêm trọng ở Khu bảo tồn Hòn Mun. Qua điều tra cho thấy, giữa tháng 6/2020, ở Khu bảo tồn này có độ phủ san hô sống lên đến 61% nhưng đến đầu năm 2022 chất lượng san hô ở Hòn Mun dưới mức trung bình. Đặc biệt, khu vực Tây Nam của Hòn Mun có tình trạng rạn san hô rất kém, tỉ lệ bao phủ chỉ còn 7,8%.


Đáng chú ý
Việt Nam bàn về các ưu tiên quốc gia với tân Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc

Bài viết mới
Thái Bình: Nhiều chuyển biến trong khắc phục 'thẻ vàng' IUU

Đảo Cô Tô: Thí điểm không mang chai nhựa, túi nylon từ 1/9

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |