Khách hàng ở TP.HCM ngưng tim, ngưng thở nghi do thẩm mỹ
TP HCM kết luận nguyên nhân tử vong 2 ca phẫu thuật thẩm mỹ Sở Y tế TP HCM đã đưa ra nguyên nhân tử vong của trường hợp làm đẹp tại Bệnh viện thẩm mỹ Emcas và Bệnh ... |
TP.HCM: Chỉ có 8 cơ sở thẩm mỹ phun, xăm đủ điều kiện hoạt động Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay, chỉ có 8 cơ sở dịch vụ thẩm mỹ xăm, phun, thêu thuộc diện không cần xin giấy ... |
TP.HCM chấn chỉnh hoạt động thẩm mỹ sau hai sự cố chết người UBND TP.HCM vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ thẩm mỹ trên ... |
Ảnh minh hoạ. |
Ngày 7/11, bệnh nhân là N.T.D (28 tuổi, ngụ TP.HCM) được chuyển vào Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM). Sau 10 phút hồi sức cấp cứu, chị D. tỉnh, có mạch và huyết áp. Tuy nhiên bệnh nhân có biểu hiện bứt rứt, kích thích nên tự tháo ống nội khí quản.
Bác sĩ tại bệnh viện nhanh chóng tiêm an thần cho chị D. và đặt lại ống nội khí quản, chẩn đoán bệnh nhân bị ngưng tim, ngưng thở do sốc phản vệ thuốc kháng sinh. Các bác sĩ tại đây cũng tiên lượng xấu về tình trạng của chị D. nên nhanh chóng chuyển chị đến Bệnh viện Chợ Rẫy.
Ngày 8/11, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đơn vị đang chỉ đạo Phòng Y tế Quận 2 làm rõ thông tin về trường hợp tai biến, ngưng tim, ngưng thở nghi do thẩm mỹ tại một cơ sở thẩm mỹ ở phường Thảo Điền.
Vấn nạn "loạn" các cơ sở PTTM tại TP.Hồ Chí Minh hiện nay rất đáng báo động. Theo bác sĩ Lê Minh Hùng - Phó Phòng Quản lý dịch vụ y tế (Sở Y tế TP.HCM), tại TP.HCM hiện có 15 bệnh viện thẩm mỹ; 10 bệnh viện đa khoa có khoa/đơn vị thẩm mỹ; 186 phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.
Trong khi đó, theo thống kê, tại thành phố có khoảng 1.398 cơ sở chăm sóc da, cơ sở thẩm mỹ, spa. Nhiều cơ sở thường quảng cáo tràn lan trên nhiều phương tiện, khiến người dân dễ dàng tìm đến thực hiện dịch vụ thẩm mỹ. Qua kiểm tra thực tế có phát hiện các cơ sở chăm sóc da, cơ sở thẩm mỹ, spa, thực hiện các kỹ thuật xâm lấn và tiêm chất làm đầy.
Bác sĩ Lê Minh Hùng lưu ý, việc sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám có chuyên khoa thẩm mỹ; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ (da liễu).
Quyền Chánh Thanh tra Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Mạnh Cường cũng cho biết, quá trình thanh kiểm tra, Sở ghi nhận các cơ sở thẩm mỹ thường có các sai phạm: quảng cáo chưa được phê duyệt hoặc vượt quá phạm vi; hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn; hồ sơ bệnh án không được ghi chép đầy đủ; hoạt động chưa có giấy phép hoạt động; cơ sở vật chất thay đổi hoặc chưa được thẩm định; thuốc và thiết bị y tế không rõ nguồn gốc.
Mới đây, TP.HCM đã có 3 vụ việc liên quan đến PTTM gặp sự cố, trong đó có 2 sự cố khiến khách hàng tử vong tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam và Bệnh viện thẩm mỹ Emcas. Sở Y tế TP HCM yêu cầu 2 bệnh viện gấp rút tổ chức họp phân tích sai sót, rút kinh nghiệm toàn bệnh viện để tránh lập lại sự cố tương tự. Đồng thời củng cố các quy trình chuyên môn, tổ chức giám sát sự tuân thủ các quy định chuyên môn trong khám chữa bệnh, đặc biệt là công tác gây mê, hồi sức. |