IPO doanh nghiệp tại Trung Quốc phát triển mạnh
Diễn biến của các đồng nội tệ châu Á liên quan nhiều đến kinh tế Trung Quốc
Các đồng nội tệ trong khu vực đã có nửa đầu năm tăng trưởng yếu khi mà thương mại suy giảm và liên tiếp các đợt nâng lãi suất của Fed ảnh hưởng làm tăng sức hấp dẫn của đồng USD.
|
Thất nghiệp, nhiều cử nhân Gen Z Trung Quốc đi làm giúp việc
Đối mặt với thất nghiệp dài hạn, nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ở Trung Quốc đã tìm tới công việc giúp việc nhà để kiếm sống. Đây là thời kỳ chuyển tiếp để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng trước khi tìm được công việc đúng chuyên môn.
|
Trung Quốc hiện đang muốn dựa vào thị trường chứng khoán để tăng cường phát triển hoạt động khởi nghiệp ở nước này, Bắc Kinh đang cố gắng giành lợi thế với Mỹ trong việc phát triển các sản phẩm bán dẫn và nhiều công nghệ quan trọng khác, theo nội dung bài báo mới được Nikkei đăng tải.
Theo số liệu cung cấp bởi công ty tài chính Trung Quốc Wind, tổng giá trị các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong khoảng 7 tháng đầu năm của năm 2023 ước tính đạt tổng số khoảng 247,8 tỷ nhân dân tệ tương đương khoảng 35 tỷ USD, con số này thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm năm 2022. Tổng giá trị các đợt IPO trong năm 2022 ước tính khoảng 586,8 tỷ nhân dân tệ.
Hoạt động IPO tại Trung Quốc diễn ra như vậy trong bối cảnh không ít thành viên thị trường lo lắng về các quy định niêm yết mới có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường này.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh lãi suất cơ bản tại hàng loạt thị trường tài chính lớn của thế giới như Mỹ hay Hồng Kông đang ở ngưỡng cao, các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến dự kiến sẽ vẫn là những địa điểm hàng đầu của hoạt động IPO trong năm nay.
“Chúng tôi đang hy vọng sẽ có thể niêm yết cổ phiếu vào năm 2025”, đại diện của công ty khởi nghiệp Nokov Science & Technology tại Bắc Kinh nói. Dù rằng có lịch sử mới chưa đầy một thập kỷ, doanh nghiệp này đã có lịch sử kinh doanh tốt, đặc biệt thông qua dự án phát triển game hợp tác với tập đoàn Tencent.
Thị trường IPO Trung Quốc hiện đang chịu ảnh hưởng bởi những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nước này.
Ước tính khoảng 42% tiền quỹ huy động thông qua hoạt động IPO tại Trung Quốc đại lục trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 7/2022 đến từ thị trường STAR ở Thượng Hải, khoảng 34% đến từ thị trường ChiNext ở Thâm Quyến. Sàn chứng khoán Bắc Kinh mới đi vào hoạt động từ tháng 11/2021 chiếm khoảng 4%.
Sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến, một trong những sàn hàng đầu của Trung Quốc bao gồm nhiều doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, chiếm khoảng 20%.
Trong năm nay, Trung Quốc đã áp dụng hệ thống đăng ký IPO trên các sàn chính tại Thượng Hải và Thâm Quyến, vì vậy các doanh nghiệp không cần phải có sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Tuy nhiên những vấn đề phát sinh trong quá trình rà soát doanh nghiệp sẽ vẫn được báo cáo lên CSRC, chính vì vậy chính phủ Trung Quốc sẽ vẫn có nhiều sự liên quan.
Một số chuyên gia thị trường tin rằng những doanh nghiệp phục vụ cho nhu cầu tối thiểu của con người ví như sản phẩm may mặc, thực phẩm và nhà ở sẽ không được cho phép niêm yết cổ phiếu bởi nó phục vụ cho mục tiêu phát triển chất lượng cao của Bắc Kinh.
Trong quý 2/2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Kinh tế Trung Quốc được hỗ trợ bởi sự phục hồi của doanh số bán lẻ và dịch vụ, một phần cùng bởi hiệu ứng nền so sánh thấp, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào ngày thứ Hai công bố tăng trưởng GDP quý 2/2023 thấp hơn so với kỳ vọng 6,9% của các chuyên gia. Tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với con số 4,5% của quý 1/2023.
Quý 2/2022, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chỉ 0,4% khi mà các biện pháp phong tỏa để ngăn đại dịch COVID-19 không khỏi gây tổn hại đến các hoạt động kinh tế.
Các số liệu ban đầu cho thấy xuất khẩu sụt giảm 5,2% còn nhập khẩu hạ 6,9% bởi thương mại của Trung Quốc với nhiều nước lớn của thế giới trong đó có bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Đông Nam Á giảm sâu. Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ hạ 16,7% còn nhập khẩu giảm 5,8%.
Hiện tại các chuyên gia kinh tế đang đồng thuận về khả năng quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 chịu gián đoạn bởi sự chững lại của kinh tế toàn cầu cũng như nhu cầu nội địa đi xuống.
Giá dầu không ngừng tăng mạnh bởi kỳ vọng Trung Quốc kích cầu kinh tế
Sự tăng giá không ngừng của dầu cũng phản ánh cho tình trạng nguồn cung thắt chặt khi mà các biện pháp cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia ảnh hưởng đến thị trường.
|
Diễn biến của các đồng nội tệ châu Á liên quan nhiều đến kinh tế Trung Quốc
Các đồng nội tệ trong khu vực đã có nửa đầu năm tăng trưởng yếu khi mà thương mại suy giảm và liên tiếp các đợt nâng lãi suất của Fed ảnh hưởng làm tăng sức hấp dẫn của đồng USD.
|