Thất nghiệp, nhiều cử nhân Gen Z Trung Quốc đi làm giúp việc
2 tháng sau khi bị một công ty điện ảnh và truyền hình ở Thâm Quyến cho thôi việc vào tháng 5, Deng Jun (21 tuổi) trở về quê hương ở tỉnh Hồ Nam để nhận công việc trong ngành dịch vụ gia đình. “Tình hình việc làm năm nay ngày càng bi quan. Thật khó để tìm được việc làm", Deng tâm sự.
Deng đang trong giai đoạn thử việc, bao gồm đợt huấn luyện kéo dài 30 ngày. Anh bắt đầu tập luyện lúc 9h sáng và kết thúc lúc 17h30, với thời gian nghỉ trưa 2 tiếng. Trong giai đoạn này, Deng được nghỉ 3 ngày mỗi tháng. "Quả thực là rất mệt mỏi, đau lưng nhưng tốt hơn nhiều so với việc ở nhà hàng ngày", Deng chia sẻ.
Sau khi kết thúc thời gian thử việc, Deng kiếm được 2.000 nhân dân tệ (278 USD) mỗi tháng.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp đi làm giúp việc kiếm sống. |
Còn Yun Duo (26 tuổi) tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quý Châu với tấm bằng khoa học chính trị và hành chính công, đang làm giúp việc gia đình tại tỉnh Quảng Đông.
Dou hy vọng thu nhập từ công việc này kết hợp với nỗ lực tiết kiệm tiền thuê nhà và chi phí ăn uống sẽ giúp cô trả hết khoản vay thời sinh viên. “Lựa chọn đầu tiên của tôi không phải là nghề giúp việc nhà. Sau giai đoạn tạm thời kéo dài khoảng nửa năm, tôi có thể tham gia kỳ thi tuyển công chức”, Dou nói.
Trung Quốc có 11,58 triệu sinh viên tốt nghiệp gia nhập lực lượng lao động trong năm nay. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc trong độ tuổi 16-24 đã tăng lên mức kỷ lục 21,3% trong tháng 6 khi nền kinh tế nước này đang vật lộn phục hồi sau đại dịch Covid-19 và đối phó với những diễn biến bất ổn trên toàn cầu. Trung Quốc tuyên bố sẽ đặt mục tiêu tạo thêm việc làm lên hàng đầu trong các kế hoạch vào nửa cuối năm nay. Các động thái đã được Bắc Kinh triển khai để khuyến khích ngành dịch vụ gia đình tuyển dụng những người trẻ tuổi và sinh viên mới tốt nghiệp.
Theo iiMedia Research, 93,8% người tiêu dùng ở Trung Quốc đã sử dụng dịch vụ gia đình trong năm 2022. Phần lớn nhân viên ở độ tuổi 20, với xu hướng ngày càng nhiều người trẻ gia nhập các doanh nghiệp dịch vụ gia đình.
Quy mô thị trường dịch vụ gia đình ở Trung Quốc đã tăng gần gấp 4 lần từ 277,6 tỷ nhân dân tệ (38,6 tỷ USD) năm 2015 lên 1,01 nghìn tỷ nhân dân tệ (141,8 tỷ USD) năm 2021 và dự kiến tăng lên 1,16 nghìn tỷ nhân dân tệ (162,9 tỷ USD) năm 2023.
Người trung niên thường là trụ cột ở các công ty cung cấp dịch vụ giúp việc nhà nhưng ngày càng có nhiều người trẻ tham gia lĩnh vực này trong những năm gần đây khi nhu cầu dịch vụ cao.
Hội chợ tìm việc làm. |
“Những người trẻ tuổi có lợi thế về thể chất và kỹ năng giao tiếp tốt hơn, giúp họ hiểu rõ nhu cầu của khách hàng hơn những người trung tuổi. Phần lớn nhân viên ở độ tuổi ngoài 20, với xu hướng ngày càng có nhiều Gen Z gia nhập công ty", Yang Chunmei (33 tuổi) - Nhà sáng lập công ty quản gia ở tỉnh Tứ Xuyên năm 2021 - cho biết.
Yang chỉ ra, môi trường làm việc thân thiện hơn, giờ giấc linh hoạt và mức lương tương đối cao từ 7.000 - 8.000 nhân dân tệ (982-1.123 USD) mỗi tháng là một phần nguyên nhân dẫn tới sức hấp dẫn này.
Tương tự như lực lượng lao động trẻ hơn, công ty của Yang cũng đang nhắm đến nhóm khách hàng trẻ tuổi tìm kiếm trải nghiệm sống chất lượng cao hơn.
Ông Chen Jianwei, một nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu giáo dục và kinh tế của Đại học Kinh doanh và kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh lưu ý rằng, nhu cầu giúp việc nhà đang tăng trưởng mạnh mẽ, có thể cung cấp một số lượng lớn cơ hội việc làm và giảm bớt áp lực trên thị trường lao động.
Tuy nhiên, lĩnh vực giúp việc nhà có những hạn chế do thiếu quy định quản lý và triển vọng tăng lương không cao. “Những người trẻ tuổi có thể coi loại công việc này như một bước chuyển tiếp, để tích lũy một số kinh nghiệm và kỹ năng”, ông nói.
Đa dạng hoá mọi trải nghiệm sống trong gia đình với bTaskee Với những ứng dụng đặt giúp việc nhà theo giờ như bTaskee, trải nghiệm sống trong gia đình chưa bao giờ tuyệt vời hơn thế. Chỉ với một vài thao tác trên chiếc điện thoại thông minh của người dùng, bTaskee đã có thể giải quyết được mọi vấn đề sinh hoạt gia đình nhờ đa dạng hóa dịch vụ của mình. |
Lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam đạt được bước tiến đáng kể Trong số các nước Đông Nam Á, chỉ có ở Việt Nam là lao động giúp việc gia đình được hưởng một mức lương tối thiểu ít nhất bằng mức lương tối thiểu dành cho các lao động khác. |