Dịch Covid có thể làm chậm quá trình hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông là thắng lợi chung của công lý |
Mỹ điều máy bay ném bom B-1B hỗ trợ “mắt thần” do thám Biển Đông |
Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở trái phép trên đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam (Ảnh: Báo Thanh niên) |
Theo Kyodo News, ngày 18/6 tại một cuộc họp báo, ông Jose Tavares, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Indonesia, người phụ trách hợp tác trong ASEAN cho biết: “Các cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông không thể tổ chức trực tuyến, nên chúng tôi sẽ đợi đến khi điều kiện tốt hơn sẽ tổ tức lại”.
Theo ông Tavares, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19 tại TP Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối tháng 12-2019, ASEAN và Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức đàm phán về COC tại Brunei vào tháng 2, tại Philippines vào tháng 5, tại Indonesia vào tháng 8 và tại Trung Quốc vào tháng 10. Các cuộc đàm phán này tập trung vào việc hoàn tất vòng xem xét thứ hai văn bản dự thảo COC.
Như vậy, vòng xem xét thứ nhất đã được hoàn thành vào cuối năm 2019.
“Việc hoàn thành vòng xem xét thứ hai hiện vẫn là dấu hỏi, do chúng ta không biết khi nào đại dịch sẽ kết thúc để có thể bắt đầu lại các cuộc đàm phán. Chúng ta phải lạc quan vì có cam kết và ý chí chính trị từ cả ASEAN lẫn Trung Quốc” - ông Tavares nói.
Hồi tháng 11-2019, tại cuộc họp với các nhà lãnh đạo ASEAN ở Thái Lan, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố Bắc Kinh mong muốn cùng các nước ASEAN hoàn tất COC trong năm 2021.
Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, Trung Quốc vẫn có những động thái gây lo ngại và căng thẳng ở Biển Đông. Chẳng hạn, Trung Quốc hồi tháng 4 đã ngang ngược thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” tại “thành phố Tam Sa” để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đến ngày 13.5, hãng ảnh vệ tinh ISI công bố hình ảnh chụp đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa cho thấy các máy bay quân sự KJ-500, KQ-200 và Z-8 của Trung Quốc hiện diện tại thực thể này.
Về vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới.
Tình hình tranh chấp phức tạp tại Biển Đông và nguy cơ bùng phát xung đột do tranh chấp không được kiểm soát, đe dọa hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á là vấn đề được đặt ra đã lâu, nhất là từ thập kỷ 1990 trở lại đây. Đã có nhiều nỗ lực quốc tế và khu vực, ở những cấp độ khác nhau, nhằm nghiên cứu và kiến nghị biện pháp khống chế nguy cơ xung đột ở Biển Đông; nhiều văn kiện, tuyên bố đơn phương, song phương, đa phương đã đề cập đến vấn đề này. Xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông là phương thức khống chế xung đột được bàn thảo từ những năm cuối thập kỷ 1990, kết quả cụ thể là việc Trung Quốc và 10 nước ASEAN ký kết Tuyên bố về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông năm 2002 (gọi tắt là DOC 2002) |