Indonesia có 7 ca trẻ em tử vong do mắc viêm gan bí ẩn gia tăng
Australia: Phát hiện thành phần lạ trong máu một số trẻ em mắc COVID-19 nặng Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra một thành phần lạ trong máu một số trẻ em mắc COVID-19 nặng. Phát hiện này được cho sẽ góp phần điều trị hiệu quả hơn đối với các ca COVID-19 nặng ở trẻ em |
Nguy cơ viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ liên quan Covid-19 là không có cơ sở Mới đây, mạng xã hội xôn xao lan truyền thông tin cảnh báo về nguy cơ viêm gan cấp tính nặng ở trẻ nhỏ liên quan Covid-19. Tuy nhiên, theo các cơ quan y tế công cộng, cáo buộc trên hoàn toàn vô căn cứ và sai sự thật. |
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Tiến sĩ Mohammad Syahril, Giám đốc Bệnh viện Sulianti Saroso - cơ sở y tế tuyến cuối được chỉ định điều trị các ca mắc bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em - cho biết các ca bệnh được phát hiện trên khắp cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất ở thủ đô Jakarta.
Indonesia khuyến cáo người dân "cẩn thận và bình tĩnh" với căn bệnh viêm gan cấp tính ở trẻ em. Ảnh minh họa: REUTERS |
Tính đến nay, Indonesia đã phát hiện tổng cộng 18 trẻ em dưới 16 tuổi mắc bệnh viêm gan cấp tính bí ẩn này. Giới chức y tế nước này đang tiến hành phân tích mầm bệnh ở các bệnh nhi bằng công nghệ giải trình tự bộ gene. Tiến sĩ Syahril khuyến cáo các bậc cha mẹ đưa con đến bệnh viện nếu có các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy cấp, sốt, vàng da, co giật và mất ý thức.
Cũng trong ngày 13/5, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho biết tất cả 18 ca bệnh mắc bệnh viêm gan bí ẩn ở nước này đã được xác định không mắc các bệnh viêm gan A, B, C hoặc D.
Tại Việt Nam, ngày 13/5, Bộ Y tế Việt Nam có văn bản gửi các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur, sở y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương về việc giám sát các trường hợp viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em.
Bộ Y tế thông tin thêm, hiện tại nguyên nhân chính xác gây ra viêm gan cấp tính ở trẻ em nêu trên vẫn chưa được xác định, các cuộc điều tra và nghiên cứu về bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân đang được tiến hành.
Bộ Y tế đề nghị các sở y tế tỉnh, thành phố chủ động giám sát các ca bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân tại Việt Nam và kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống, hạn chế tối đa số mắc và tử vong.
Cụ thể, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế trên địa bàn phụ trách khi phát hiện các trường hợp viêm gan cấp tính, đặc biệt ở nhóm trẻ dưới 16 tuổi, phải khám, xác định để phát hiện các trường hợp không rõ nguyên nhân (theo định nghĩa ca bệnh của WHO).
Đối với các tỉnh có cửa khẩu biên giới, cần tăng cường công tác giám sát tại các cửa khẩu nhằm phát hiện sớm những trường hợp có triệu chứng nghi ngờ để có hướng dẫn, quản lý phù hợp.
Trường hợp phát hiện các ca nghi ngờ, sở y tế phải báo cáo ngay cho các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur trên địa bàn phụ trách để thống nhất việc lấy mẫu xét nghiệm, xác định tác nhân khi cần thiết.
Sở y tế cũng phải tổ chức truyền thông cho người dân biết về tình hình bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân và các biện pháp phòng, chống tạm thời.
Bộ Y tế khuyến cáo, biện pháp trước mắt cần tập trung hiện nay là đảm bảo vệ sinh phòng bệnh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường, che miệng khi hắt hơi để phòng bệnh viêm gan chưa rõ nguyên nhân và một số bệnh truyền nhiễm phổ biến khác.
Số cuộc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em tăng hơn 45% Số lượng cung cấp thông tin trẻ bị bạo lực, bóc lột ngày càng tăng. Riêng quý I/2022, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 202.098 cuộc gọi đến; tư vấn 10.603 ca, tăng 3.333 ca tương ứng với 45,8% so với cùng kỳ năm 2021. |
Không để trẻ em mắc và tử vong vì bệnh lao Theo thống kê của Chương trình chống lao quốc gia cứ 100 người mới được phát hiện mắc bệnh lao thì có khoảng 10 trẻ em. |