Hướng dẫn về tăng giờ làm thêm trong phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi
Tăng làm thêm giờ áp dụng trong năm 2022 trong bối cảnh phục hồi kinh tế. Ảnh: TTXVN |
Triển khai Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 24-3-2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đề nghị Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết trên địa bàn quản lý, trong đó, lưu ý một số nội dung sau:
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm.
Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị quyết và khoản 3, Điều 107 Bộ luật Lao động.
Theo đó, Bộ LĐTB&XH đề nghị Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương phối hợp Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 17 trên địa bàn quản lý.
Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng kể từ ngày 1-4-2022. Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động (quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày; tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm; thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 1 năm...).
Trong đó, lưu ý các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 17 và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động; Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng kể từ ngày 1/4/2022.
Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị quyết, người sử dụng lao động phải thông báo cho Sở LĐ-TB&XH theo quy định tại khoản 4, Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14-12-2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
Bên cạnh đó, khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết 17 vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động (quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày; tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm; thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 1 năm...).
Các đơn vị tăng cường thanh tra, kiểm tra việc làm thêm giờ trên địa bàn theo quy định của pháp luật; tổng hợp tình hình triển khai thực hiện nghị quyết đến ngày 31-8-2022, gửi báo cáo về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trước ngày 10-9-2022.
Nghị quyết số 17 xây dựng, ban hành căn cứ vào Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 Kỳ họp Thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Vì vậy, các quy định của Nghị quyết số 17 được thực hiện cho đến hết ngày 31/12/2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.