Hợp tác thúc đẩy bảo vệ bản quyền tác giả âm nhạc giữa Việt Nam và Hàn Quốc
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng Việt Nam - Singapore Việt Nam và Singapore tái khẳng định các mối quan hệ quốc phòng song phương nồng ấm và hữu nghị, đồng thời cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn tại Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Singapore (DPD) lần thứ 13 diễn ra tại Singapore ngày 4/11. |
Thúc đẩy hợp tác nghị viện song phương giữa Việt Nam và Cuba Chia sẻ cảm nhận khi tới Việt Nam như đang ở nhà mình, ông Homero Acosta Álvarez cho biết, Cuba luôn ghi nhận và đánh giá cao sự hỗ trợ của Việt Nam trên mọi lĩnh vực. |
Ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, phát biểu khai mạc Diễn đàn (Ảnh: cov.gov.vn). |
Phát biểu tại diễn đàn, ông Trần Hoàng, Cục Trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam cho biết: Năm 2013, Bộ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã ký kết và ghi nhớ thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực bản quyền tác giả và quyền liên quan. Trên cơ sở đó, nhiều hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được triển khai tăng cường trao đổi tài liệu liên quan đến pháp luật và công nghệ trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan thúc đẩy trao đổi thông tin, kinh nghiệm đào tạo cho công chức và các chuyên gia trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan để phát triển nguồn nhân lực.
Cục Trưởng Cục Bản quyền tác giả Việt Nam cho rằng kỷ nguyên số và internet đã và đang cho chúng ta nhiều cơ hội tiếp cận đến tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng vào bất kỳ thời gian, địa điểm nào nhưng cũng đặt ra cho chúng ta những thách thức để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có việc bảo hộ quyền tác giả âm nhạc trong lĩnh vực truyền hình. Do đó, việc Nhà nước can thiệp để hài hòa lợi ích giữa chủ sở hữu quyền tác giả âm nhạc và đài truyền hình khi khai thác, sử dụng tác phẩm là cần thiết, đảm bảo nhu cầu thụ hưởng của công chúng, đặc biệt là trong môi trường số hiện nay.
Tại diễn đàn, đại diện Cục bản quyền 2 quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc và các diễn giả đã trao đổi về những sửa đổi, bổ sung trong Pháp luật về bản quyền gần đây giữa hai nước; nêu ra thực trạng vấn đề bảo vệ quyền tác giả âm nhạc trong lĩnh vực truyền hình và phương án phát triển cho các ngành công nghiệp liên quan.
Theo đó, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả đã giới thiệu việc hội nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam. Trong đó, có việc Việt Nam gia nhập hai Hiệp ước WCT và WPPT. Phó Cục trưởng cũng giới thiệu các nội dung sửa đổi, bổ sung về quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 (đã được thông qua ngày 16/6/2022 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023) với 7 nhóm chính sách, 5 nhóm nội dung cơ bản.
Toàn cảnh Diễn đàn (Ảnh: cov.gov.vn). |
Theo ông Kim Dong Eun, Trưởng phòng Phòng hợp tác Thương mại Văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, Diễn đàn Bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc là cơ hội quý báu để chia sẻ các xu hướng và chính sách mới nhất của cả hai quốc gia, đồng thời tìm kiếm các biện pháp thể chế để ứng phó với những vi phạm trên môi trường số ở cả Việt Nam và Hàn Quốc. Một trong những vấn đề cần được chú trọng là nâng cao nhận thức của giới trẻ về bản quyền, đặc biệt trong kỷ nguyên số.
Ông cũng cho biết, năm 2023, Hàn Quốc sẽ khai trương một trung tâm chuyên về đào tạo, quảng bá những nội dung chuyên về bản quyền. Đối tượng hướng đến là học sinh, sinh viên. Việc nâng cao nhận thức sẽ giúp giảm thiểu những hành vi vi phạm bản quyền. Đặc biệt, Hàn Quốc dự kiến sẽ đưa những nội dung về đào tạo bản quyền vào sách giáo khoa để nâng cao kiến thức cho học sinh.
Những chia sẻ trong diễn đàn có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang xây dựng Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.