Hơn 500 bị cáo tham nhũng ra tòa, không có án tử hình
Sáng 3/9, Uỷ ban Tư pháp Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 13. Báo cáo tại phiên họp, lãnh đạo Toà án nhân dân Tối cao cho biết từ 1/10/2018 đến 31/7/2019 đã xét xử 240 vụ án tham nhũng với 517 bị cáo. So với cùng kỳ, số vụ xét xử tăng 83 vụ với 119 bị cáo.
Đáng chú ý, trong số 517 bị cáo phạm tội tham nhũng đã xét xử, không có án tử hình nào được tuyên. Cụ thể, toà án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tù chung thân đối với 9 bị cáo, xử tù từ trên 15 năm đến 20 năm với 20 bị cáo, tù từ trên 7 năm đến 15 năm đối với 65 bị cáo, 89 bị cáo được hưởng án treo...
Đánh giá về việc xét xử các vụ án tham nhũng, Chánh án Toà án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, các toà án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước.
Toàn cảnh phiên họp chiều 3/9. Ảnh: quochoi.vn. |
Đồng thời, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, các biện pháp tư pháp và các hình phạt bổ sung nhằm đảm bảo việc thu hồi tài sản của Nhà nước đã bị chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại.
Nhóm nghiên cứu của Uỷ ban Tư pháp cũng nhận xét: Việc xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đã quán triệt yêu cầu xử lý theo hướng rõ đến đâu xử lý đến đó, chia thành các giai đoạn để xử lý dứt điểm.
Đánh giá chung, số lượng các vụ việc mà toà án phải thụ lý, giải quyết tiếp tục có xu hướng gia tăng. Đồng thời, xuất hiện một số phương thức phạm tội mới, nhất là hiện tượng sử dụng công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc; hoạt động bảo kê, tín dụng đen…
Số vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục, nhất là xâm hại tình dục trẻ em gây bức xúc trong dư luận; các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn có xu hướng tăng về số lượng với tính chất của tranh chấp rất gay gắt và phức tạp.
Lãnh đạo Toà án nhân dân Tối cao trình bày báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VnEconomy. |
Cũng theo báo cáo của Chánh án Toà án Nhân dân tối cao, hiện chỉ còn 2 trường hợp có đơn kêu oan được xét xử trong nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII và đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIV có mức phạt tù từ 20 năm, chung thân hoặc tử hình đang được xem xét, giải quyết.
Tổng số đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mà Toà án nhân dân Tối cao và các toà án nhân dân Tối cao phải giải quyết là gần 16.400 đơn/vụ. Trong đó, đã giải quyết được 48,1%, tăng trên 2.600 đơn so với cùng kỳ năm 2018.
Trong tổng số gần 7.900 đơn/vụ đã giải quyết, toà án trả lời cho các đương sự là không có căn cứ kháng nghị gần 7.500 vụ.
Quá trình giải quyết, các toà án đã tập trung xem xét, ưu tiên giải quyết các đơn sắp hết thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đảm bảo không để các vụ việc quá thời hạn giải quyết.
"Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng" của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng Đây là tựa đề cuốn sách của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ... |
Kết quả xét xử tội tham nhũng: 11 án tử, 22 án chung thân Theo Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, trong các vụ án, vụ việc mà Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham ... |
Thủ tướng: Ngăn chặn cán bộ "vòi vĩnh", "chung chi" Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Công điện số 724/CĐ-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, ... |
Thu hồi tài sản tham nhũng tại Đảng ủy Công an TW đạt kết quả tích cực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng vừa có buổi làm việc với Đảng ủy Công an trung ương về kiểm tra ... |
Xuất bản sách 'Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng' của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Quyết tâm ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng" của Tổng Bí ... |
Xử lý tham nhũng vặt gắn với trách nhiệm của người đứng đầu TĐO - Nguyên Đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh thẳng thắn: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm khi cơ quan xảy ra tham ... |
Vẫn còn hàng nghìn tỷ đồng từ các vụ án tham nhũng chưa thu hồi được TĐO - Ngành thi hành án dân sự đã thu hồi được tài sản trong một số vụ án tham nhũng lớn. Tuy nhiên, con ... |