Hơn 46% người tìm việc muốn mức lương trên 20 triệu/tháng
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc cho lao động thuộc hộ nghèo. |
Đề xuất quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. |
Ảnh minh họa. |
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) vừa công bố khảo sát nhu cầu nhân lực của gần 18.000 lượt doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng hơn 74.000 chỗ làm việc và gần 35.000 người có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong quý 1/2023.
Cứ 2 lao động thì có 1 người tìm việc lương trên 20 triệu đồng/tháng
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, trong quý 1/2023, quan điểm về mức lương của người lao động có nhu cầu tìm việc và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự có sự lệch pha khá lớn. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp và người lao động đang đi hai hướng khác nhau, nơi thừa nơi thiếu lao động.
Khảo sát của Falmi cho thấy, có đến 46,88% số lượng người tìm việc với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng, tức là cứ 2 người đi tìm việc thì có 1 người đòi hỏi mức lương rất cao này. So với năm 2022, tỷ lệ người tìm việc ở mức lương này tăng gần 8% (năm 2022 là 38,97%).
Trong khi đó, nhu cầu tìm việc của người lao động ở mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng chỉ có 10,63%, trên 10 - 15 triệu đồng/tháng chiếm 22,75%, trên 15 - 20 triệu đồng/tháng là 19,13%.
Ở mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng chỉ có 0,61% số lao động tìm việc đề xuất, tất cả đều là các vị trí việc làm ở trình độ lao động phổ thông như: nhân viên phục vụ, tạp vụ, bảo vệ, bán hàng siêu thị, tiếp thị, phụ bếp, phụ xe, cộng tác viên, thực tập sinh, nhân viên bán thời gian.
Trái lại, từ phía doanh nghiệp thì đa phần chỉ tìm nhiều lao động ở mức lương 5-15 triệu đồng/tháng.
Cụ thể, mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng cần hơn 3.000 chỗ làm việc, chiếm 4,15% tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu ở các vị trí việc làm như: nhân viên trung tâm thông tin liên lạc, nhân viên tư vấn và bán hàng online, nhân viên phục vụ, nhân viên kho, nhân viên thu ngân.
Mức lương từ 5-10 triệu đồng/tháng cần gần 24.000 chỗ làm việc, chiếm 32,05% tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu ở các vị trí việc làm như: nhân viên nhập liệu, nhân viên kinh doanh bất động sản, nhân viên bán hàng, nhân viên tư vấn, nhân viên chăm sóc khách hàng, kế toán.
Mức lương 10-15 triệu đồng/tháng cần hơn 22.000 chỗ làm việc, chiếm 30,25% tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu ở các vị trí việc làm như: chuyên viên marketing, nhân viên hành chính, chuyên viên tư vấn dinh dưỡng, người chăm sóc người bệnh, nhân viên kinh doanh.
Mức lương 15-20 triệu đồng/tháng cần gần 14.000 chỗ làm việc, chiếm 18,45% tổng nhu cầu nhân lực, chủ yếu ở các vị trí việc làm như: chuyên viên kiểm soát chất lượng, kỹ thuật viên kỹ thuật cơ khí, giám sát bán hàng, kỹ thuật viên kỹ thuật điện tử, chuyên viên chăm sóc sắc đẹp.
Với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng, doanh nghiệp chỉ cần hơn 11.000 chỗ làm việc, chiếm 15,10% tổng nhu cầu nhân lực, khá thấp so với tỷ lệ 46,88% số lượng người tìm việc. Doanh nghiệp trả mức lương cao này chủ yếu cho các vị trí làm việc yêu cầu kỹ thuật cao như: kiểm tra linh kiện điện tử, kỹ sư phần mềm, kỹ thuật viên công nghệ thông tin, nhân viên sale game, bác sĩ.
Quý 2/2023, TP.HCM cần đến 73.000 lao động
Cũng theo khảo sát của Falmi, bước vào đầu quý 2/2023, có khoảng 71,78% doanh nghiệp tại TP.HCM sẽ cố gắng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định lực lượng lao động, khoảng 20,95% doanh nghiệp dự kiến tăng lao động.
Số doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động chiếm tỷ lệ thấp với khoảng 7,27%. Nguyên nhân giảm lao động chủ yếu là do thiếu đơn hàng chiếm khoảng 41,05%, không tái ký hợp đồng lao động do hết hạn chiếm 46,14% và một số lý do khác.
Dự kiến trong quý 2/2023, nhu cầu nhân lực của TP.HCM cần khoảng 67.000 - 73.000 chỗ làm việc. Trong đó, nhu cầu nhân lực cao nhất nằm ở 9 nhóm ngành dịch vụ với khoảng 38.800 - 42.000 lao động, chiếm 58%.
Cụ thể là các ngành như thương mại; vận tải kho bãi; du lịch; bưu chính, viễn thông và thông tin truyền thông; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bất động sản; dịch vụ thông tin tư vấn - khoa học công nghệ; giáo dục - đào tạo; y tế.
Ngoài ra, nhu cầu nhân lực 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm các ngành như cơ khí; điện tử - công nghệ, thông tin; chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống; hóa dược - nhựa - cao su cũng được dự kiến với khoảng 14.000 - 15.000 chỗ làm việc, chiếm 21% tổng nhu cầu nhân lực.
Tuy nhiên, theo Falmi, doanh nghiệp sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn khi tuyển dụng nhân sự trong quý 2. Khó khăn lớn nhất là người lao động chưa hài lòng với mức lương doanh nghiệp đưa ra, điều kiện làm việc không tốt… Trong khi đó, doanh nghiệp có nhu cầu nhân sự lại "than" kỹ năng của lao động không đáp ứng được các yêu cầu của vị trí công việc họ cần tuyển.
Thu nhập bình quân người lao động tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm Quý 1/2023, thu nhập bình quân của người lao động là 7,9 triệu đồng/tháng, tăng mạnh so với quý trước và cùng kỳ năm trước, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp giảm. |
"Rút BHXH một lần rất thiệt thòi cho người lao động" Câu chuyện siết hay không việc cho rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần của người lao động không phải là mới, kể cả nói về nguyên nhân lẫn hậu quả. Nhưng, bất cứ lần nào bàn đến chính sách này thì xã hội lại căng như dây đàn vì một thực tế rất giản đơn là hậu quả cảnh báo tuy lớn nhưng xa xôi quá, chưa đủ để át đi nỗi lo cơm áo hàng ngày của nhiều người. |