Hơn 100.000 học sinh Hà Nội thi thử THPT quốc gia 2019
Tuyển sinh đại học 2019 có những chính sách ưu tiên gì mới? Học viện Toà án không nhận nữ sinh có cân nặng hơn 60 kg Trường Đại học lớn nhất miền Tây dự kiến tuyển sinh 9.500 chỉ tiêu |
Lịch thi thử THPT quốc gia 2019 ở Hà Nội
Trong 3 ngày, từ 27 - 29/3, Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát chất lượng giáo dục đối với học sinh lớp 12 đang học tại các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố.
Đây được coi như hình thức thi thử THPT quốc gia, vừa để kiểm tra kiến thức, vừa giúp học sinh làm quen các kỹ năng, sẵn sàng cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
Sáng mai, học sinh Hà Nội sẽ làm bài thi môn Ngữ văn trong lần thi thử chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia 2019. |
Cụ thể, sáng nay, 27/3, các thí sinh sẽ làm bài thi môn Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút. Buổi chiều, thí sinh làm bài thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm với thời gian làm bài là 90 phút.
Ngày mai, 28/3 buổi sáng thí sinh làm bài thi Khoa học Tự nhiên trong 150 phút. Buổi chiều làm thi Tiếng Anh trong 50 phút.
Ngày 29/3, thí sinh làm bài thi Khoa học Xã hội với thời gian 150 phút vào buổi sáng.
Không bắt buộc lấy điểm thi thử THPT quốc gia 2019
Sở GD&ĐT Hà Nội thông tin, mỗi học sinh theo học hệ trung học phổ thông dự kiểm tra bốn bài, trong đó có ba bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh) và một bài do học sinh tự chọn trong số hai bài: Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Với học sinh theo học chương trình giáo dục thường xuyên, mỗi em làm ba bài kiểm tra, trong đó có hai bài bắt buộc (Toán, Ngữ văn) và một bài tự chọn: Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội. Các bài kiểm tra đều được thực hiện theo hình thức trắc nghiệm khách quan, riêng bài kiểm tra môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận.
Nội dung đề thi thử THPT quốc gia 2019 của học sinh Hà Nội nằm trong nội dung chương trình giáo dục trung học phổ thông hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12. Tất cả bài kiểm tra khảo sát sẽ được rọc phách, chấm tập trung theo cụm trường để bảo đảm tính khách quan, trung thực và chính xác.
Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các đơn vị không bắt buộc phải sử dụng điểm kiểm tra khảo sát.
Tùy theo điều kiện, nhà trường có thể sử dụng kết quả khảo sát làm điểm kiểm tra thường xuyên nhưng tuyệt đối không được lấy vào điểm kiểm tra định kỳ. Nhà trường cũng không được thu tiền của học sinh và gia đình học sinh để phục vụ cho đợt khảo sát này.