Hội nghị Liên chính phủ Cơ quan điều phối các biển Đông Á lần thứ 25: Chung tay làm sạch đại dương
Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với các lực lượng quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển Bạn đọc hỏi: Tôi thấy lực lượng cảnh sát biển không chỉ cứu nạn cứu hộ ngư dân trên biển, còn phối hợp với các lực lượng quốc tế để đấu tranh phòng chống tội phạm trên biển. Vậy có quy định cụ thể nào về công tác phối hợp này hay không? |
Việt Nam kêu gọi ASEAN, Trung Quốc phối hợp triển khai tuyên bố DOC về Biển Đông Ngày 18-5, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự tham vấn Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN - Trung Quốc (ACSOC) thường niên lần thứ 27 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. |
Cùng tham dự với Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm tại đầu cầu Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam còn có đại diện lãnh đạo các đơn vị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Hội nghị liên Chính phủ Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á (COBSEA) (IGM) được tổ chức luân phiên 02 năm một lần. Trước đó, từ ngày 02 - 05 tháng 11 năm 2009 Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị liên Chính phủ COBSEA lần thứ 20 tại thành phố Hạ Long.
Năm 2021, Việt Nam là quốc gia luân phiên chủ trì tổ chức Hội nghị liên Chính phủ Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á lần thứ 25 (IGM 25). IGM 25 là sự kiện để các quốc gia thành viên trao đổi nhằm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển và các vùng ven biển của khu vực.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm (giữa) tại phiên khai mạc |
Hội nghị IGM25 được chia thành hai phần. Phần thứ nhất Hội nghị dự kiến diễn ra trong các ngày 8-9 tháng 9 năm 2021 theo hình thức trực tuyến kết hợp trực tiếp. Phần thứ hai của Hội nghị sẽ được tổ chức trực tiếp tại Việt Nam vào đầu năm 2022.
Phần thứ nhất của Hội nghị tổ chức trong 2 ngày 8-9 tháng 9 thảo luận về Báo cáo của Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên hợp quốc về triển khai các hoạt động của COBSEA 2019-2020; Kế hoạch hành động khu vực của COBSEA về rác thải trên biển; Cập nhật về các dự án và hoạt động trong bối cảnh của Kế hoạch Hành động các Biển Đông Á; Kế hoạch làm việc và ngân sách cho giai đoạn hai năm 2021-2022.
Phát biểu tại Phiên khai mạc của Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm kêu gọi các thành viên tham dự Hội nghị tập trung vào thảo luận các chiến lược để huy động sự tham gia của các quốc gia trong việc giải quyết ô nhiễm nhựa và rác thải trên biển; mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhựa bền vững; và các bước tiếp theo mang tính quyết định, bao gồm cả việt thiết lập quan hệ đối tác hợp tác chặt chẽ thông qua COBSEA để thực hiện tốt kế hoạch hành động khu vực đối với vấn đề rác thải đại dương.
"Tôi hy vọng Hội nghị sẽ đạt được những kết quả thiết thực, góp phần tạo động lực, thúc đẩy sự thống nhất trong khu vực hướng đến phát triển bền vững và bảo vệ các hệ sinh thái biển và ven biển, chấm dứt ô nhiễm nhựa vì một tương lai biển sạch." Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Nguyễn Quế Lâm |
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm, thông qua lời phát biểu khai mạc bày tỏ cảm ơn sự phối hợp hiệu quả của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), cũng như hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các nước thành viên trong những năm gần đây thông qua Cơ quan Điều phối về Biển Đông Á (COBSEA).
Cơ quan Điều phối các Biển Đông Á (COBSEA) được thành lập với tên gọi Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) về Khu vực Biển Đông Á vào năm 1981. Đến nay, COBSEA có 9 nước thành viên; Campuchia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. COBSEA được thành lập nhằm tăng cường hợp tác khu vực để quản lý các nguồn tài nguyên biển và ven biển trong khu vực Biển Đông Á. Việt Nam tham gia làm thành viên COBSEA và đạt được những kết quả tích cực từ việc tham gia các dự án do COBSEA điều phối như Dự án “Đảo ngược xu thế suy thoái môi trường toàn cầu tại vùng biển Đông và Vịnh Thái Lan”; Dự án khu vực về “Quản lý xói lở bờ biển trong bối cảnh nước biển dâng”, Dự án nghiên cứu "Quy hoạch không gian biển và vùng bờ biển"…
Trong bối cảnh, tình hình hiện nay, việc tổ chức và tham dự Hội nghị IGM25 là một hoạt động có ý nghĩa, thể hiện sự tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường biển và các vùng ven biển của khu vực, giảm thiểu rác thải nhựa đại dương, góp phần thúc đẩy các cam kết và triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Với tư cách là chủ nhà IGM25, dự kiến Phần thứ hai của Hội nghị sẽ được tổ chức trực tiếp tại Việt Nam vào năm 2022 (sau khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát) nhằm tiếp tục thảo luận dựa trên những kết quả tích cực trong việc áp dụng các định hướng chiến lược được thảo luận tại Hội nghị IGM25 - Phần thứ nhất năm 2021 này.
Các đại biểu dự hội nghị trực tuyến |
Trong 2 ngày diễn ra cuộc họp trực tuyến, các đại biểu là đại diện đến từ các nước thành viên COBSEA và các quan sát viên đã chia sẻ và thảo luận về các nội dung công việc đã thực hiện được trong giai đoạn 2019-2020 đồng thời thảo luận về việc triển khai Kế hoạch hành động khu vực về rác thải biển, các giải pháp ở nhiều quy mô và cấp độ khác nhau, từ hướng dẫn kỹ thuật khu vực, công nghệ, nguồn nhân lực, tài chính và cả cách thức hợp tác giữa các quốc gia, tổ chức trong và ngoài khu vực.
Mặc dù Hội nghị được tổ chức trực tuyến nhưng đã thu hút số lượng hơn 100 các đại biểu tham dự từ các nước thành viên COBSEA và các quan sát viên. Trong các phiên thảo luận, các đại biểu đã tích cực tham gia phát biểu nêu quan điểm trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn và thiết thực, đóng góp vào các kết quả chung của Hội nghị.
Với tư cách là nước chủ nhà của IGM 25. Việt Nam nói chung và Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng rất vinh dự đã góp phần vào thành công của Hội nghị IGM 25 phần thứ nhất này và chờ đón phần thứ 2 của Hội nghị sẽ tiếp tục được tổ chức trực tiếp tại Việt Nam vào năm 2022.
Nhân dịp này, thay mặt Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Quế Lâm cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả từ Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Ban Thư ký của Cơ quan Điều phối về Biển Đông Á đã tích cực hỗ trợ các nước thành viên nói chung và Việt Nam trong những năm gần đây đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác đối với các kế hoạch hành động trong khu vực và hẹn gặp lại tất cả các đại biểu tại phần thứ hai của Hội nghị IGM25 năm 2022.
Cần tăng cường bảo vệ môi trường biển Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng do hậu quả của sức ép tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của các ngành du lịch, dịch vụ biển; khai thác khoáng sản, dầu khí... và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển. |
Hoàn thành báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam 2016-2020 Ngày 13/8, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tạ Đình Thi cho biết, thực hiện Điều 51 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng "Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020". |
Môi trường Biển Đông đe dọa trực tiếp đến an ninh nghề cá Biển Đông được ví như “rừng mưa Amazon” dưới biển, là một trong 20 vùng biển có khả năng khai thác thủy sản tự nhiên và NTTS mặn - lợ lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, ngư trường quan trọng bậc nhất thế giới này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, đe dọa trực tiếp đến an ninh nghề cá cũng như đời sống của hàng triệu ngư dân của các nước trong khu vực, trong đó có việt Nam. |