Trang chủ Bờ cõi biển đảo Giao lưu hữu nghị
22:15 | 13/08/2021 GMT+7

Hoàn thành báo cáo hiện trạng môi trường biển Việt Nam 2016-2020

aa
Ngày 13/8, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Tạ Đình Thi cho biết, thực hiện Điều 51 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng "Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020".
Môi trường Biển Đông đe dọa trực tiếp đến an ninh nghề cá Môi trường Biển Đông đe dọa trực tiếp đến an ninh nghề cá
Nhật Bản hỗ trợ 1.4 tỷ yên phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam Nhật Bản hỗ trợ 1.4 tỷ yên phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam
Bảo vệ môi trường khi nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải Bảo vệ môi trường khi nhận chìm chất nạo vét luồng hàng hải

Đây là báo cáo đầu tiên về hiện trạng môi trường biển quốc gia, được xây dựng sau khi Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 có hiệu lực thi hành.

Chú thích ảnh
Những rạn san hô lộ thiên rực rỡ màu sắc ở Gành Yến, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Ảnh minh họa: Phước Ngọc/TTXVN

Báo cáo nhằm đánh giá tổng quan các vấn đề về hiện trạng và diễn biến môi trường biển và hải đảo quốc gia từ năm 2016-2020. Việc phân tích thực trạng, nhận định những thách thức của công tác bảo vệ môi trường biển là cơ sở định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường biển và hải đảo, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. "Đây sẽ là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực đối với công tác hoạch định, xây dựng và thực hiện chính sách về công tác bảo vệ môi trường biển và hải đảo”, Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi nhận định.

Ngày 11/8, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã ký Văn bản số 4944/BTNMT-TCBHĐVN, công bố Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016-2020. Báo cáo được xây dựng dựa trên mô hình Động lực-Áp lực-Hiện trạng-Tác động-Đáp ứng (DPSIR). Trong đó, "Động lực" là sự gia tăng dân số, phát triển đô thị và các ngành kinh tế biển… Các hoạt động phát triển này đã tạo ra những áp lực lớn làm thay đổi hiện trạng chất lượng môi trường nước biển và hải đảo. Hiện trạng môi trường biển và hải đảo tập trung đánh giá chất lượng nước biển ven bờ, xa bờ, trầm tích biển và hiện trạng đa dạng sinh học biển. Chất lượng môi trường nước biển được đánh giá thông qua chỉ số rủi ro môi trường và thông qua việc so sánh kết quả quan trắc các thông số đặc trưng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường nước biển, trầm tích biển hiện hành. Tác động đến môi trường biển và hải đảo thông qua sự gia tăng ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm xuyên biên giới và các sự cố môi trường... Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tồn tại và thách thức... để đưa ra đề xuất, giải pháp giải quyết những vấn đề trọng tâm ưu tiên nhằm quản lý hiệu quả môi trường biển và hải đảo trong giai đoạn tới.

Báo cáo gồm 6 chương với các nội dung chính: tổng quan về biển và hải đảo Việt Nam; áp lực của phát triển kinh tế-xã hội đối với môi trường biển và hải đảo; hiện trạng môi trường biển và hải đảo; tác động ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; quản lý môi trường biển, liên quan đến quản lý nhà nước về biển và hải đảo; các cơ hội, thách thức và giải pháp bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Đặc biệt, báo cáo đã chỉ rõ áp lực của phát triển kinh tế-xã hội đối với môi trường biển và hải đảo. Theo đó, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá toàn diện về thải lượng các chất ô nhiễm trực tiếp xả ra môi trường biển, phần lớn các nghiên cứu tập trung phân tích, tính toán thải lượng của một ngành nghề hoặc một hoạt động phát thải ra vùng biển. Do hạn chế về nguồn số liệu, báo cáo phân tích nguồn thải về quy mô tác động, mức độ ảnh hưởng, thành phần chất thải phát sinh. Các nguồn thải chính được đề cập trong báo cáo gồm nguồn thải từ hoạt động dân cư (sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ); nguồn thải từ hoạt động công nghiệp; nguồn thải từ hàng hải trên biển; nuôi trồng thủy hải sản trên biển; khai thác, thăm dò dầu khí trên biển.

Phần lớn các chất thải từ đất liền tác động gián tiếp đến môi trường nước biển và hải đảo thông qua các cửa sông ven biển, mức độ gia tăng tại các cửa sông chảy qua hoặc gần các thành phố biển. Kết quả thống kê cho thấy, có 74% lượng chất thải rắn của các địa phương có biển được thu gom (năm 2019); lượng nước thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 122-163 triệu m3/ngày; có đến 70% các khu, điểm du lịch trong cả nước tập trung ở khu vực ven biển, theo đó là sự phát triển các dịch vụ du lịch biển, hệ quả không chỉ gây áp lực lên hạ tầng đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống xử lý chất thải khi nhu cầu sử dụng điện, nước) mà còn tác động đến không gian của các đô thị ven biển, tác động rõ nhất là sự thay đổi cảnh quan ven biển, điển hình như các dự án lấn biển làm khu nghỉ dưỡng.

Đối với các nguồn thải trên biển, nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và hoạt động từ du lịch biển là nguồn thải có mức độ tác động lớn nhất và là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm môi trường cục bộ tại một số vịnh, đầm phá ven biển. Bên cạnh đó, sự gia tăng chất thải nhựa đại dương trong những năm gần đây là vấn đề lớn mang tính toàn cầu và cũng là áp lực lớn trong công tác quản lý chất thải trên biển ở nước ta.

Đối với nội dung tác động ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, báo cáo cho thấy, những năm qua, sự gia tăng các nguồn thải từ lục địa, đặc biệt là theo các dòng chảy sông ra biển dẫn đến môi trường biển nhiều nơi đang có xu hướng suy giảm về chất lượng. Nhiều vùng cửa sông ven biển đã bị ô nhiễm do nước thải công nghiệp, đô thị. Tình trạng xả thải các chất thải chưa qua xử lý hay xử lý chưa đạt quy chuẩn diễn biến ngày càng phức tạp, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đời sống, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển và những tổn hại khó lường đối với các hệ sinh thái, sinh vật biển.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường biển. Đặc biệt nước biển dâng trong bão kèm theo sóng lớn có thể gây thiệt hại nghiêm trọng do mực nước dâng cao bất ngờ, gây ngập lụt khu vực ven biển. Bên cạnh đó, việc xảy ra một số sự cố môi trường do xả thải chất thải công nghiệp (điển hình là sự cố môi trường nghiêm trọng do Công ty Trách nhiệm hữu hạn gang thép Hưng Nghiệp Formosa) và sự cố tràn dầu, ô nhiễm môi trường biển.

Các sự cố môi trường biển thường để lại hậu quả nặng nề làm gia tăng ô nhiễm đối với môi trường, hệ sinh thái biển, tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế biển như du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân. Các tác động trên đã làm chất lượng môi trường nước biển bị suy giảm, tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ và dầu mỡ đã và đang diễn ra ở các tỉnh thành ven biển, đặc biệt là vùng cửa sông các tỉnh phía Bắc và dọc dải ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Ô nhiễm hữu cơ tuy chỉ có tính cục bộ nhưng khá cao và vượt mức cho phép ở gần các khu du lịch, đông dân trải dài từ Bắc vào Nam, như Cửa Lục (thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa) và Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu)...

Các hệ sinh thái biển đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững dẫn đến tình trạng suy giảm đa dạng sinh học. Đến nay đã ghi nhận khoảng 100 loài sinh vật biển nước ta có nguy cơ đe dọa và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh mục đỏ IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên thế giới) để yêu cầu phải có biện pháp bảo vệ (37 loài cá biển, 6 loài san hô, 5 loài da gai, 4 loài tôm rồng, 1 loài sam, 21 loài ốc, 6 loài hai mảnh vỏ, 3 loài mực). Kết quả nghiên cứu của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) và một số tổ chức quốc tế khác trong những năm gần đây đều chỉ ra rằng khoảng hơn 80% lượng cá trên các vùng biển ven bờ và ngoài khơi của Việt Nam đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá bị khai thác quá mức hoặc khai thác cạn kiệt; sản lượng đánh bắt giảm đáng kể; nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Hoàng Nam
Nguồn: baotintuc.vn

Tin bài liên quan

Thả cá thể Vích nặng hơn 100kg về môi trường tự nhiên

Thả cá thể Vích nặng hơn 100kg về môi trường tự nhiên

Ngày 4/5, Đồn Biên phòng Lăng Cô, Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị thả cá thể Vích về môi trường tự nhiên.
Độc đáo Festival nghệ thuật môi trường biển Hội An

Độc đáo Festival nghệ thuật môi trường biển Hội An

Với chủ đề "Chúng ta hãy cùng nhau sống xanh hơn và du lịch có trách nhiệm hơn", Festival nghệ thuật sắp đặt môi trường biển Hội An 2022 kêu gọi cộng đồng cùng giảm thiểu và tái chế rác thải nhựa, bảo vệ môi trường biển và cùng phát triển du lịch bền vững.
100 thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á cùng nhau nâng cao nhận thức về môi trường biển

100 thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á cùng nhau nâng cao nhận thức về môi trường biển

Ngày 2/12, hội thảo khu vực Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) 2022: Dũng sĩ đại dương khai mạc tại thành phố biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, 100 thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á đến từ 10 quốc gia thành viên của ASEAN và Timor-Leste thảo luận chiến lược và giải pháp để giải quyết những thách thức mà biến đổi khí hậu đang gây ra cho những khu vực ven biển.

Các tin bài khác

Nghĩa tình Thanh Hóa - Hủa Phăn “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”

Nghĩa tình Thanh Hóa - Hủa Phăn “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”

Ngày 16/1, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp Đoàn đại biểu tỉnh Hủa Phăn do ông Phút Phăn Kẹo Vông Xay, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn (Lào) làm trưởng đoàn sang chúc Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
Hải quân Việt Nam và Campuchia hợp tác tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành quy định khai thác hải sản

Hải quân Việt Nam và Campuchia hợp tác tuyên truyền, vận động ngư dân chấp hành quy định khai thác hải sản

Đây là một trong những hoạt động thiết thực, hiệu quả của Hải quân Việt Nam và Campuchia trong chuyến tuần tra chung lần thứ 77 vừa diễn ra.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: tiếp tục hợp tác để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Thanh Hóa - Hủa Phăn: tiếp tục hợp tác để xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển

Ngày 17/12, tại Thanh Hóa đã diễn ra Giao ban công tác biên giới hai tỉnh Thanh Hóa, nước CHXHCN Việt Nam và tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào năm 2024.
Tây Ninh: dấu ấn trong công tác đối ngoại nhân dân vùng biên 2024

Tây Ninh: dấu ấn trong công tác đối ngoại nhân dân vùng biên 2024

Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong công tác đối ngoại nhân dân của tỉnh Tây Ninh, góp phần củng cố quan hệ láng giềng hữu nghị với các tỉnh giáp biên thuộc Vương quốc Campuchia. Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới, tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, đóng góp tích cực vào sự ổn định và phát triển khu vực biên giới.

Đọc nhiều

Tăng cường hiểu biết, phát triển quan hệ Việt Nam - Rumani tương xứng với tiềm năng

Tăng cường hiểu biết, phát triển quan hệ Việt Nam - Rumani tương xứng với tiềm năng

Ngày 03/4 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani và Đại sứ quán Rumani tại Việt Nam tổ chức buổi chia sẻ thông tin về Rumani, nhân kỉ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (03/2/1950 - 03/2/2025).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

Ngày 4/4 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tới Đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam viếng và ghi sổ tang tưởng niệm Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

Ngày 3/4, đội tuyển U17 nữ Việt Nam đã giành chiến thắng 2-1 trước U17 Thái Lan trong trận giao hữu tại sân bóng Học viện Cảnh sát Nhân dân (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trận đấu do Hội hữu nghị Việt Nam - Thái Lan phối hợp Hội hữu nghị Thái Lan - Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan và Hiệp hội Thể thao Công an nhân dân tổ chức.
Phản ứng của các nước trước việc Tổng thống Donald Trump tăng thuế

Phản ứng của các nước trước việc Tổng thống Donald Trump tăng thuế

Sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng đối với các quốc gia trên toàn thế giới, nhiều quốc gia đã bày tỏ lo ngại về chính sách này và cho biết sẽ có giải pháp để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp, công dân của mình.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Ngày 1 và 2/4, đoàn kiểm tra Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân do Đại tá Trịnh Xuân Tùng, Tư lệnh Vùng làm trưởng đoàn đến kiểm tra tháng đầu huấn luyện tại các đơn vị trực thuộc Vùng đóng quân trên địa bàn TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Sáng 2/4, các Biên đội tàu 263, 261 (thuộc Hải đội 515, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam) đã cập quân cảng Vùng 5 (tỉnh Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung thường niên lần thứ 51 với các Biên đội tàu 421, 561 của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.
Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc

Ngày 22/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Tiểu đoàn 563, Vùng 5 Hải quân tổ chức tham quan, học tập tại Di tích Trại giam Tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Hoạt động có sự tham gia của hàng trăm chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025 tại đơn vị.
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
Xin chờ trong giây lát...
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9: sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm

Từ nay đến tháng 9/2025, dự báo trên phạm vi cả nước sẽ xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa lớn và dông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, sức khỏe cộng đồng.
Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Những điểm đến ưa chuộng trong kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Kỳ nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 dù ngắn nhưng vẫn là dịp lý tưởng để du khách tận hưởng những chuyến đi đầy trải nghiệm, mang lại giá trị ý nghĩa, kết hợp giữa nghỉ dưỡng và khám phá văn hóa.
Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Vé máy bay cao điểm dịp lễ 30/4 - 1/5: Những thông tin cần biết và cách săn vé hợp lý

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng mạnh. Các hãng hàng không đã lên kế hoạch tăng cường chuyến bay đến nhiều điểm du lịch.
Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Thời tiết hôm nay (31/3): Hà Nội mưa nhỏ, trời rét

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 31/3.
Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Liên tục phá đỉnh, giá vàng nhiều triển vọng tăng tiếp

Giá vàng trên thế giới tiếp tục đà tăng mạnh, dự báo sẽ đạt hàng loạt mốc kỷ lục mới.
Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Thời tiết hôm nay (28/3): Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo, đêm 28/3, không khí lạnh ảnh hưởng đến miền Bắc, kéo nhiệt độ thấp nhất xuống dưới 13 độ C ở vùng núi, đồng bằng dưới 15 độ C.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động