Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam thu hút 22 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia
Hội nghị Cơ sinh học lần thứ 2 khai mạc ngày 8/7. Ảnh: Báo Bình Định. |
Diễn ra từ ngày 7-13/7, Hội nghị Cơ sinh học Việt Nam chủ đề Khi Vật lý gặp Sinh học thu hút hơn 100 nhà khoa học đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giới thiệu về chương trình sự kiện, Giáo sư Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam cho biết, Hội nghị Cơ sinh học Việt Nam 2019 có sự tham gia của 67 nhà khoa học đến từ 21 quốc gia trên thế giới. Những nội dung được trình bày và thảo luận sẽ bao hàm những bước tiến cơ bản gần đây và các vấn đề nổi bật liên quan đến cơ sinh học; lĩnh vực cảm biến lực của sinh học và những tiến bộ đa ngành kết nối sinh học và vật lý, quang học và mẫu máy tính…
Đặc biệt, Hội nghị sẽ chia sẻ cái nhìn tổng quan về các đường truyền tín hiệu cơ học ở cấp độ tế bào và mô đơn, mô tả chi tiết về các phương pháp thí nghiệm cơ bản được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này.
Cũng trong ngày 8/7, sự kiện Trường học Việt Nam về Vật lý Neutrino lần thứ 3 đã được khai mạc với sự tham gia của gần 40 học viên đến từ 6 quốc gia. Mục tiêu của trường học là thu hút các thế hệ người học theo đuổi Vật lý học neutrino, đặc biệt là Vật lý thí nghiệm neutrino. Chương trình của trường học sẽ gồm một chuỗi các bài giảng giới thiệu những nền tảng lý thuyết của Vật lý neutrino và hiện tượng neutrino, các thí nghiệm neutrino, phương pháp quan sát và tìm kiếm neutrino cũng như chứng minh các thông số tính toán của neutrino. Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ đem đến những bài giảng nâng cao hơn dành cho các phương pháp hiện đại và sự phát triển mới của Vật lý học neutrino về cả lý thuyết lẫn thực nghiệm.
"Thông qua trường học, chúng tôi sẽ lựa chọn 20-30 học viên, chủ yếu ở Việt Nam và Nhật Bản để làm việc tại nhóm Neutrino thuộc ICISE... Các thành viên sẽ có cơ hội tiếp tục theo đuổi chương trình tiến sĩ ở các trường đại học quốc tế, với những giảng viên hàng đầu," ông Yuichi Oyama, Trung tâm Vật lý năng lượng cao KEK (Nhật Bản) cho biết.
Đơn vị tổ chức Hội nghị Cơ sinh học và Trường học Việt Nam về Vật lý Neutrino, Hội Gặp gỡ Việt Nam là một sáng kiến của GS Nguyễn Văn Hiệu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa Học Việt Nam vào năm 1993. Sự kiện Gặp gỡ Việt Nam đầu tiên được tổ chức bởi GS người Pháp gốc Việt Trần Thanh Vân, đã thu hút hàng trăm nhà vật lý nổi tiếng trên thế giới, trong đó có GS. J. Steinberger, người đoạt Giải thưởng Nobel, quốc tịch Mỹ.
Bên cạnh việc tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế lớn ở Việt Nam, GS Trần Thanh Vân còn hợp tác với GS Nguyễn Văn Hiệu mở Trường Vật lý Việt Nam ở trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ. Gặp gỡ Việt Nam còn chú trọng đến việc giáo dục, đào tạo tài năng cho nước nhà, cấp học bổng cho hàng nghìn học sinh THPT, sinh viên đại học và nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc ở Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Thành: người Việt ở Hội đồng thẩm định khoa học Ba Lan Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Nguyễn Ngọc Thành, người nước ngoài đầu tiên được bầu vào Hội đồng thẩm định chất lượng khoa ... |
Nhà khoa học Việt biến nắng thành điện từ vật liệu "tàng hình" Nhóm nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) do một tiến sĩ người Việt đứng đầu đã khám phá ra tiềm năng tối ... |
Hội thảo khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc 2019: biển Đông được đặc biệt quan tâm Năm 2019, Hội thảo Các nhà khoa học trẻ Việt Nam tại Hàn Quốc bước sang mùa thứ 6. Bên cạnh những chủ đề về ... |