Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam - ASEAN thúc đẩy kinh tế khu vực phục hồi sau đại dịch
Thủ tướng Kishida Fumio: Nhật Bản mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Phạm Minh Chính sau hội đàm, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nêu rõ, Nhật Bản mong muốn Việt Nam trở thành trung tâm phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch. Nhân dịp này, Nhật Bản quyết định hỗ trợ thêm 1.540.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam. |
Các Hội Hữu nghị ưu tiên thúc đẩy du lịch, quảng bá hình ảnh Việt Nam sau đại dịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Singapore sẽ tìm kiếm, giới thiệu đối tác của Việt Nam và Singapore để phát triển quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch giữa hai nước. Hội Hữu nghị Việt Nam - Triều Tiên cũng xác định thúc đẩy du lịch là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động giao lưu hai bên. Hội hữu nghị Việt Nam - Indonesia sẽ phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và các đối tác Indonesia ở Việt Nam tổ chức, tiến hành các hội thảo, tọa đàm giao lưu nhằm tăng cường hiểu biết, phát huy tiềm năng hợp tác của doanh nghiệp hai nước trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm. |
Kể từ khi chính thức trở thành thành viên của ASEAN đến nay, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Là thành viên tích cực, có trách nhiệm của Hiệp hội, Việt Nam đã đóng góp vào việc xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực đang định hình.
Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – ASEAN và các Hội hữu nghị song phương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu nhân dân Việt Nam với các nước ASEAN, hình thành cơ sở quần chúng, tạo nền tảng vững chắc cho thúc đẩy giao lưu, hợp tác giữa nhân dân các nước ASEAN. Điều này càng có ý nghĩa thiết thực hơn trong bối cảnh Việt Nam đang hướng đến mở cửa an toàn, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Ra mắt Hội Hữu nghị Việt Nam - ASEAN tỉnh Đồng Nai năm 2020. |
Việt Nam đánh giá cao sự tham gia tích cực của giới doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ đầu tư, thương mại, làm ăn với các nước ASEAN, góp phần chung tay xây dựng một cộng đồng ASEAN giàu có, hưng thịnh.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh việc hiện thực hóa được mục tiêu kiểm soát và phục hồi kinh tế không thể chỉ nhờ vào nỗ lực của một chính phủ hay một quốc gia đơn lẻ mà cần sự nỗ lực, chung tay vun đắp của tất cả 10 nước thành viên ASEAN cũng như bạn bè, đối tác. Cộng đồng doanh nghiệp cần tiếp tục chung tay với chính phủ các nước ASEAN trong việc đẩy lùi đại dịch, thúc đẩy phục hồi kinh tế bởi lẽ ASEAN rất cần sự năng động, chủ động, sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp trong việc thích ứng với tình trạng bình thường mới.
Trong giai đoạn COVID-19 đầy khó khăn này là các chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan trong ASEAN tập trung triển khai Khuôn khổ phục hồi toàn diện đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 37.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho biết ASEAN cần sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp trong phục hồi kinh tế. |
ASEAN cũng cần tiếp tục triển khai các sáng kiến khác mà ASEAN đã thông qua với ba định hướng: Phục hồi, Số hóa và tính Bền vững, áp dụng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ để thúc đẩy phục hồi xanh.
Khi khối ASEAN và các nước đối tác cùng chủ động, tích cực hợp tác để cùng hướng tới phát triển, ASEAN cần coi việc ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế xanh là những mục tiêu quan trọng nhất để có thể mang lại lợi ích và những điều tốt đẹp cho tất cả thành phần kinh tế cũng như người dân trong khu vực.
Để hướng tới những mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Thường trực tái khẳng định tầm quan trọng của Chiến lược tổng thể ASEAN về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và việc đẩy nhanh sáng kiến tăng cường sức mạnh tổng hợp của ASEAN ứng phó với các thảm họa thiên tai (ASEAN SHIELD) do Brunei đề xuất năm nay.
Việt Nam tham gia RCEP do liên kết với ASEAN sẽ mang lại cho các công ty nước ngoài cơ hội quảng bá hàng hóa và dịch vụ tới hơn 2 tỷ người tiêu dùng ở châu Á. Đồng thời, Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất hướng đến các chuẩn mực của OECD, đó là, giữ vững ổn định chính trị xã hội và kinh tế vĩ mô; tháo gỡ những điểm nghẽn của nền kinh tế về thể chế pháp luật, hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực; phát triển các chuỗi cung ứng, giảm chi phí giao dịch, đặc biệt là chi phí về logistics và chi phí hành chính; xây dựng môi trường - chính sách ổn định, có tính dự báo cao, thực thi minh bạch và trách nhiệm giải trình.
Mới đây, Đại sứ Italy tại Việt Nam Antonio Alessandro khẳng định Việt Nam là quốc gia mang lại nhiều cơ hội cho Italy và là cầu nối tiếp cận thị trường Đông Nam Á.
Đại sứ Antonio nhận định Việt Nam là một quốc gia mang lại nhiều cơ hội cho Italy. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6-7% trong 30 năm qua, là điểm đến cho xuất khẩu của Italy. Việt Nam cũng đang trong quá trình phục hồi hoàn toàn và là cơ sở sản xuất cho các khoản đầu tư của Italy, đồng thời có thể đóng vai trò như một cầu nối hướng tới phần còn lại của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Đại sứ Antonio khẳng định mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam mang lại sự ổn định tốt cho các doanh nghiệp và điều này cũng được các doanh nghiệp Italy đánh giá cao. Hiện Italy tiếp tục thúc đẩy chiến dịch truyền thông xây dựng thương hiệu quốc gia do Bộ Ngoại giao Italy phát động, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia ưu tiên, với nội dung truyền thông được dịch sang tiếng Việt. Đại sứ Antonio khẳng định sẽ nỗ lực quảng bá hình ảnh Italy không chỉ về ẩm thực, sản xuất truyền thống mà cả lĩnh vực công nghệ cao và môi trường kỹ thuật số.
Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Áo Richard Schenz cũng cho biết, Phòng Thương mại kinh tế của Áo mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư mới ở Việt Nam để tránh những đổ vỡ trong chuỗi cung ứng hàng hóa đang có nguy cơ xảy ra trên phạm vi toàn cầu hiện nay. Gần đây Phòng Thương mại kinh tế của Áo đã thiết lập một văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia vào các cơ hội hợp tác về công nghệ thành phố thông minh, phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và giao thông vận tải.
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ
HueFO tổ chức hội thảo thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thái Lan hậu COVID-19 Nhân kỉ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan (6/8/1976 – 6/8/2021), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Thừa Thiên Huế (HueFO) phối hợp với Hội hữu nghị Việt – Thái tổ chức hội thảo khoa học: “Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam – Thái Lan trên các lĩnh vực du lịch – thương mại – văn hóa – giáo dục thời kỳ hậu COVID-19” vào ngày 20/12/2021. |
Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030: Thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế Ngày 16/11, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Chiến lược Tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế Việt Nam”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng nhấn mạnh, việc nghiên cứu xây dựng các giải pháp; trong đó các giải pháp về tài chính, ngân sách nhà nước trong bối cảnh dịch COVID-19 cho phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay là hết sức cấp thiết. |