Hội đua bò Bảy Núi của đồng bào dân tộc Khmer
Hoạt động do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình Anh Giang và Ủy ban Nhân dân huyện Tri Tôn tổ chức.
Đây là hoạt động thể thao, văn hóa mang nét đẹp riêng của đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang. Hội đua nhằm phát huy bản sắc văn hóa và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong đồng bào dân tộc Khmer nhân dịp Lễ Sene Dolta (Lễ cúng ông bà).
Tham gia Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 56 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tịnh Biên (An Giang) và các đôi bò đến từ huyện Giang Thành (Kiên Giang).
Các đôi bò tham gia thi đấu được chủ bò đầu tư chăm sóc theo bí quyết riêng của mình, các “Nài bò” (người điều khiển bò) đã mải mê tập luyện từ nhiều tháng nay để có thể giành được giải thưởng cao nhất.
Đua bò Bảy Núi là ngày hội độc đáo ở An Giang. Ảnh: Báo Sài Gòn giải phóng. |
Trước khi bước vào cuộc đua, các chủ bò bốc thăm chọn đôi bò đi trước, đi sau; thông thường đôi đi sau có phần ưu thế hơn; nếu trong khi đua, ở vòng hô, đôi bò nào chạy tạt ra khỏi đường đua, hoặc đôi bò sau dẫm lên giàn bừa (một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa) của đôi bò đi trước sẽ bị loại; nhưng đến vòng thả, đôi bò sau chỉ cần giẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Còn người điều khiển bò phải đứng thật vững nếu bị ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa trong quá trình đua cũng xem như thua cuộc.
Bước vào tranh tài, hai đôi bò sẽ thi đấu theo thể thức một vòng hô và một vòng thả (“vòng hô” - là vòng để cho các đôi bò làm quen với sân đua để lấy trớn; “vòng thả” - là khi có hiệu lênh của trọng tài, người điều khiển bò dùng cây xà-lul - là một khúc gỗ tròn vừa tay độ 3cm, đầu có tra cây đinh nhọn kích vào mông 2 con bò của mình, để đôi bò vận hết sức lực để băng về đích), chọn đôi bò thắng cuộc vào vòng thi đấu tiếp theo. Đôi bò giành chức vô địch phải tham gia tất cả các vòng thi đấu và loại từng “đối thủ” cạnh tranh trực tiếp.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tri Tôn Trần Minh Giang, năm nay, ngoài Hội đua bò Bảy Núi, huyện còn tổ chức các chương trình văn nghệ, hoạt động triển lãm, quảng bá một số hình ảnh của địa phương và của tỉnh, tổ chức các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Khmer.
Bên cạnh đó, huyện Tri Tôn trưng bày các sản phẩm là đặc sản của địa phương, như: gạo sữa Bảy Núi, đường thốt nốt, tinh dầu chúc..., giới thiệu nhiều món ăn truyền thống đặc trưng của vùng đất Bảy Núi, như: gà đốt Ô Thum, ếch nướng, đu đủ đâm, bò nướng... và các loại chè thốt nốt, thốt lốt sữa, bánh bò thốt nốt, bánh cà tum.
Ngày 27/2/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành quyết định phê duyệt đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Hội đua bò Bảy Núi (2020-2025). Nội dung cơ bản của đề án gồm: Nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và số hóa tư liệu; phục hồi các dạng thức thực hành và nghi lễ liên quan; xây dựng bộ tiêu chí bảo tồn giống bò đua, kỹ thuật chăm sóc bò đua, kỹ năng huấn luyện, điều khiển bò… |
Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng Tại xã Long Tân (huyện Phú Riềng, Bình Phước), những ngày cuối tuần hay cuối tháng, khoảng chục người phụ nữ S'tiêng nhiều độ tuổi cùng nhau miệt mài bên khung dệt. Không chỉ tạo ra sản phẩm thổ cẩm mang giá trị văn hóa đặc sắc, họ còn cùng nhau truyền dạy cho con cháu có chung niềm đam mê nghề dệt truyền thống của dân tộc mình. |
Từng bước quan tâm, giải quyết và đáp ứng mong đợi của đồng bào các dân tộc thiểu số Ngày 9/10 tại Hà Nội, phát biểu tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu dân tộc thiểu số và chức sắc tiêu biểu các tôn giáo tỉnh Lâm Đồng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh: Trong cuộc sống hằng ngày nếu có những vấn đề gì còn vướng mắc, đồng bào các dân tộc có thể phản ánh thông qua MTTQ Việt Nam để Mặt trận tập hợp, kiến nghị với Đảng, Nhà nước, các cơ quan chức năng để từng bước quan tâm, giải quyết và đáp ứng mong đợi của bà con... |