Trang chủ Văn hóa - Du lịch Khỏe đẹp
10:08 | 20/08/2019 GMT+7

Hội chứng tim tan vỡ và những điều cần biết

aa
Không chỉ là một ẩn dụ về mặt văn học - hình ảnh trái tim tan vỡ thực sự là một loại bệnh lý đã được y văn ghi nhận.
Cách điều trị huyết áp thấp hiệu quả Cận thị và những phương pháp điều trị cận thị hiệu quả Giải độc gan bằng những phương pháp đơn giản
hoi chung tim tan vo va nhung dieu can biet
Hội chứng tim tan vỡ và những điều cần biết

Hội chứng trái tim tan vỡ là gì?

Hội chứng trái tim tan vỡ là tình trạng bệnh tim tạm thời, thường xảy ra do những tình huống căng thẳng như mất người thân. Tình trạng này cũng có thể được gây ra bởi bệnh tật hoặc phẫu thuật nghiêm trọng. Những người bị hội chứng trái tim tan vỡ có thể bị đau ngực đột ngột hoặc nghĩ rằng họ bị nhồi máu cơ tim.

Hội chứng trái tim tan vỡ xảy ra do sự gián đoạn tạm thời về chức năng bơm máu bình thường tại một vùng tim. Phần còn lại của tim hoạt động bình thường hoặc có các cơn co thắt mạnh hơn. Hội chứng trái tim tan vỡ có thể do phản ứng của tim với sự gia tăng các kích thích tố căng thẳng.

Hội chứng trái tim tan vỡ cũng được gọi là bệnh lý cơ tim takotsubo, hội chứng phình đỉnh tim hoặc bệnh cơ tim do căng thẳng. Các triệu chứng hội chứng trái tim tan vỡ có thể điều trị được và tình trạng này thường tự thay đổi trong vài ngày hoặc vài tuần.

Mức độ phổ biến của hội chứng trái tim tan vỡ?

Hội chứng trái tim tan vỡ là một tình trạng hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 2% những người bị bệnh tim. Hầu hết những người trải qua các giai đoạn của bệnh cơ tim căng thẳng là phụ nữ từ 50 tuổi trở lên. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Hội chứng trái tim tan vỡ khác với cơn đau tim như thế nào?

Các cơn đau tim thường do tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn của động mạch tim. Sự tắc nghẽn này là do cục máu đông hình thành tại vị trí thu hẹp bởi tích tụ mỡ (xơ vữa động mạch) trong thành động mạch. Ngược lại, đối với hội chứng trái tim tan vỡ, các động mạch tim không bị tắc nghẽn, mặc dù lưu lượng máu trong động mạch của tim có thể bị giảm.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ là:

Đau ngực.

Khó thở.

Bất kỳ cơn đau ngực kéo dài hay dai dẳng nào đều có thể là dấu hiệu của cơn đau tim, vì vậy bạn cần cẩn trọng và gọi cấp cứu nếu bị đau ngực.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

"Thủ phạm" chính là bộ não!

Một nghiên cứu mới đây kết luận rằng hội chứng trái tim tan vỡ như đã nói trên thực chất là một biểu hiện có "kịch bản" do não bộ "viết" ra và "dàn dựng".

Một nhóm chuyên gia nghiên cứu tại bệnh viện đại học Zurich tại Thụy Sĩ đã phân tích hoạt động não của 15 bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo và đã so sánh kết quả với hoạt động não của 39 người khác đang có sức khỏe tốt.

Trong một bài đăng trên tạp chí European Heart Journal ra ngày 5-3-2019, nữ giáo sư Jelena Templin-Ghadri, đồng tác giả của nghiên cứu trên, đã tóm tắt như sau: "Các kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng minh được rằng ở những bệnh nhân bị hội chứng Takotsubo, các kết nối thần kinh của não đã mất đi tính đồng bộ, hay nói cách khác là tính kết nối của não bộ bị suy giảm đi ít nhiều do phải xử lý những cảm xúc quá mạnh tác động vào. Chính điều này đã khiến cho đối tượng sau đó nhạy cảm hơn rất nhiều trước những cảm xúc mạnh mẽ dồn dập tiếp theo".

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng trái tim tan vỡ không rõ ràng. Các chuyên gia cho rằng gia tăng các kích thích tố căng thẳng như adrenaline, có thể tạm thời làm tổn thương tim của một số người. Tình trạng co thắt tạm thời các động mạch lớn hay nhỏ của tim cũng góp phần gây ra vấn đề này.

Hội chứng trái tim tan vỡ thường xảy ra sau sự cố về thể chất hoặc cảm xúc mãnh liệt. Một số tác nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ là:

Tin tức về cái chết bất ngờ của một người thân

Chẩn đoán về một bệnh hiểm nghèo

Bị lạm dụng

Mất hoặc thắng rất nhiều tiền

Tranh cãi gay gắt

Một bữa tiệc bất ngờ

Trình diễn trước công chúng

Mất việc

Ly hôn

Căng thẳng thể chất như cơn hen suyễn, tai nạn xe hơi hoặc phẫu thuật lớn.

Một số loại thuốc có thể gây ra hội chứng trái tim tan vỡ (hiếm gặp) do làm gia tăng các kích thích tố căng thẳng, bao gồm:

Epinephrine (EpiPen, EpiPen Jr.), được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nặng hoặc cơn suyễn nặng.

Duloxetine (cymbalta), một loại thuốc dùng để điều trị các vấn đề về thần kinh ở những người bị tiểu đường hoặc điều trị trầm cảm.

Venlafaxine (Effexor XR) điều trị trầm cảm.

Levothyroxine (synthroid, levoxyl), một loại thuốc được kê toa cho những người có tuyến giáp không hoạt động đúng cách.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ?

Có nhiều yếu tố nguy cơ mắc hội chứng trái tim tan vỡ như:

Giới tính. Hội chứng này ảnh hưởng đến phụ nữ thường xuyên hơn nam giới.

Tuổi. Phần lớn những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều lớn hơn 50 tuổi.

Có tiền sử bị bệnh thần kinh. Những người bị rối laojn thần kinh như chấn thương đầu hoặc rối loạn co giật (động kinh) có nguy cơ bị hội chứng trái tim tan vỡ nhiều hơn.

Đã hoặc đang có một rối loạn tâm thần. Nếu đã mắc rối loạn như lo âu hoặc trầm cảm, bạn có thể có nguy cơ cao bị hội chứng trái tim tan vỡ.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ?

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị hội chứng trái tim tan vỡ, họ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm sau đây để chẩn đoán:

Bệnh sử cá nhân và khám sức khỏe. Ngoài việc khám thực thể, bác sĩ cần biết về bệnh sử của bạn, đặc biệt là bạn đã từng có các triệu chứng bệnh tim hay chưa. Những người bị hội chứng trái tim tan vỡ thường không có bất kỳ triệu chứng bệnh tim nào trước khi được chẩn đoán mắc bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cần biết bạn có trải qua bất kỳ căng thẳng lớn gần đây như mất người thân.

Điện tâm đồ (ECG). Trong thử nghiệm không xâm lấn này, kỹ thuật viên sẽ đặt điện cực trên ngực bạn để ghi lại các xung điện làm cho tim đập. ECG ghi lại những tín hiệu điện này và có thể giúp bác sĩ phát hiện những bất thường về nhịp tim và cấu trúc tim.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm tim để xem tim có bị phình to hay hình dạng bất thường – những dấu hiệu của hội chứng trái tim tan vỡ. Xét nghiệm không xâm lấn này, bao gồm siêu âm ngực, cho thấy hình ảnh chi tiết về cấu trúc và chức năng của tim. Sóng siêu âm được truyền đi và tiếng vang của chúng được ghi lại bằng một thiết bị đầu dò đặt bên ngoài cơ thể. Máy tính sử dụng thông tin từ bộ chuyển đổi để tạo ra hình ảnh chuyển động trên màn hình video.

Xét nghiệm máu. Hầu hết những người bị hội chứng trái tim tan vỡ đều có lượng enzyme trong máu tăng lên. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu nhằm kiểm tra các enzyme này để giúp chẩn đoán hội chứng trái tim tan vỡ.

X-quang ngực. Bác sĩ có thể chụp X-quang ngực để xem tim có bị phình to hay có hình dạng điển hình của hội chứng trái tim tan vỡ hoặc để xem liệu có bất kỳ vấn đề nào trong phổi có thể gây ra các triệu chứng của bạn hay không.

Chụp cộng hưởng từ tim (MRI). Từ trường tạo ra hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ đánh giá tim.

Chụp mạch vành. Trong chụp động mạch vành, một loại thuốc nhuộm có thể nhìn thấy bằng máy X-quang được tiêm vào các mạch máu trong tim. Sau đó, máy X-quang nhanh chóng chụp một loạt các hình ảnh (mạch đồ) giúp bác sĩ quan sát chi tiết bên trong các mạch máu.

Do hội chứng trái tim tan vỡ thường giống các dấu hiệu và triệu chứng của một cơn đau tim, nên bác sĩ thường nhanh chóng cho chụp mạch vành để loại trừ cơn đau tim. Những người bị hội chứng trái tim tan vỡ thường không bị tắc nghẽn mạch máu, nhưng những người bị đau tim thường có tắc nghẽn nhìn thấy trên chụp mạch.

Một khi chắc chắn bạn không bị đau tim, bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu và triệu chứng của bạn có phải do hội chứng trái tim tan vỡ gây ra hay không.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng trái tim tan vỡ?

Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể nào cho việc điều trị hội chứng đau tim này, nhưng trên lâm sàng các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc trong điều trị suy tim như: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu. Các thuốc chẹn beta giao cảm thường được chỉ định để bệnh nhân sử dụng trong thời gian dài với mục đích ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực tái phát do chúng làm giảm tác động của adrenaline và các kích thích tố căng thẳng khác và Aspirin cũng sẽ được sử dụng nếu bệnh nhân có xơ vữa động mạch kèm theo.

Bệnh được điều trị tương tự như điều trị cơn đau tim cho đến khi có chẩn đoán rõ ràng. Hầu hết mọi người ở lại bệnh viện cho đến khi hồi phục.

Bên cạnh đó thì một số hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu của tim, tăng cường cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ tim điển hình như L- Carnitin hay các thành phần trong cây Đỏ ngọn, Bồ hoàng… cũng được nhiều chuyên gia tim mạch khuyên dùng để giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn các cơn đau thắt ngực và phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim về sau. Dưới đây là chia sẻ của những người bệnh tim mạch đã dứt hẳn cơn đau ngực, mệt mỏi… với giải pháp này:

Ngoài ra, các biện pháp để hạn chế các căng thẳng về tâm lý cũng là rất quan trọng trong điều trị hội chứng này. Hầu hết nếu được điều trị tốt thì các triệu chứng của bệnh nhân sẽ được cải thiện sau 1-4 tuần điều trị, hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 tháng.

Các thủ thuật thường được sử dụng để điều trị đau tim như nong mạch vành và đặt stent mạch vành hoặc thậm chí phẫu thuật đều không hữu ích trong điều trị hội chứng trái tim tan vỡ. Những thủ thuật này được sử dụng để điều trị các động mạch bị tắc nghẽn, đây không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng trái tim tan vỡ. Tuy nhiên, chụp động mạch vành có thể được sử dụng để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực.

Tin nên đọc:

hoi chung tim tan vo va nhung dieu can biet Bệnh quai bị và những điều cần biết

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều ...

hoi chung tim tan vo va nhung dieu can biet Bệnh còi xương ở trẻ em, những điều nên biết

Những năm gần đây bệnh còi xương ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Theo thống kê, cứ 3 trẻ lại có 1 trẻ ...

hoi chung tim tan vo va nhung dieu can biet Cúng rằm tháng 7 và những điều cần đặc biệt lưu ý

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, mâm cúng rằm tháng 7 gồm những gì, cúng rằm tháng 7 như thế nào, bài văn khấn ...

hoi chung tim tan vo va nhung dieu can biet Động kinh ở trẻ em và những điều cần biết

Động kinh có thể gặp ở mọi nhóm tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và đây cũng là đối tượng phải chịu những ...

Minh Anh (Tổng hợp)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Bác sĩ Mỹ và hành trình chữa bệnh bằng yêu thương

Bác sĩ Mỹ và hành trình chữa bệnh bằng yêu thương

Cách đây hai năm, nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/2022), một bức tượng chân dung đã được Bệnh viện Y học cổ truyền Đà Nẵng trao tặng bà Virginia Mary Lockett - nguyên mẫu của bức tượng. Bà là chuyên gia vật lý trị liệu người Mỹ đã tình nguyện gắn bó với hàng ngàn bệnh nhân bại liệt, tàn tật của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua.
Trao bằng tốt nghiệp Đại học cho 10 tân bác sĩ, kỹ sư, cử nhân nước bạn Lào

Trao bằng tốt nghiệp Đại học cho 10 tân bác sĩ, kỹ sư, cử nhân nước bạn Lào

Ngày 20/9, Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học cho 10 tân bác sĩ, kỹ sư, cử nhân nước bạn Lào thuộc các Khoa Nông lâm nghiệp, Kinh tế, Y dược, Chăn nuôi thú y đã tốt nghiệp năm 2023.

Các tin bài khác

Lần đầu tiên TP Cần Thơ trao giải thưởng “Thành tựu y khoa”

Lần đầu tiên TP Cần Thơ trao giải thưởng “Thành tựu y khoa”

Sáng 24/2, TP Cần Thơ long trọng tổ chức kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025).
Lan tỏa thông điệp đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo tại Cần Thơ

Lan tỏa thông điệp đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo tại Cần Thơ

Sáng 22/2, trên 2.200 công chức, viên chức, người lao động, sinh viên ngành y các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Cần Thơ tham gia chương trình đi bộ đồng hành với thông điệp “Ngành Y tế Cần Thơ - 70 năm làm theo lời Bác”, “Đi bộ hướng về bệnh nhân nghèo”.
Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nguy kịch với viện phí 0 đồng

Cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nguy kịch với viện phí 0 đồng

Ngày 22/1, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ Khoa Tim mạch can thiệp của bệnh viện vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nguy kịch. Đặc biệt, toàn bộ kinh phí điều trị cho bệnh nhân được hỗ trợ bởi Quỹ hỗ trợ bệnh nhân thông qua chương trình “Chia sẻ yêu thương”, sự chung tay của các y bác sĩ và Phòng Công tác xã hội bệnh viện.
Khánh thành Viện Khoa học sức khỏe trên 750 tỷ tại Cần Thơ

Khánh thành Viện Khoa học sức khỏe trên 750 tỷ tại Cần Thơ

Ngày 18/1, Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức khánh thành Viện Khoa học sức khỏe DNC, với tổng kinh phí hơn 750 tỷ đồng (tương đương 29,5 triệu USD).

Đọc nhiều

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Trao nhà hữu nghị và khánh thành 3 cầu giao thông nông thôn tại Cà Mau

Ngày 03/7, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức The Corea Peace3000 (Hàn Quốc) và chính quyền địa phương tổ chức Lễ bàn giao nhà hữu nghị cho hộ nghèo tại xã Sông Đốc và khánh thành 3 cây cầu giao thông nông thôn tại xã Khánh An, tỉnh Cà Mau.
Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Thanh Hóa - Hủa Phăn: Gìn giữ và phát huy quan hệ hữu nghị Việt - Lào

Ngày 03/7, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Nguyễn Doãn Anh đã tiếp bà Khamphao Ernthavanh, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm tỉnh Thanh Hóa. Chuyến thăm góp phần củng cố quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Lào), đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai địa phương trong thời gian tới.
Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ghi nhận đóng góp của Đại sứ Sergio Narea trong thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt Nam - Chile

Ngày 04/7 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Đại sứ Chile tại Việt Nam Sergio Narea Guzman nhằm ghi nhận đóng góp tích cực của ông trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, giao lưu nhân dân và hợp tác đa lĩnh vực giữa Việt Nam và Chile.
110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

110 thanh thiếu niên kiều bào tham gia Trại hè Việt Nam 2025

Chiều 03/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) đã tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

An Giang: Bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 02/7, tại phường Rạch Giá (tỉnh An Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức lễ bàn giao “Nhà đồng đội” cho quân nhân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đang công tác tại đơn vị.
Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Lưu giữ lá cờ đầu tiên tại cột cờ A Pa Chải sau 56 ngày treo

Sáng 1/7, tại cột cờ A Pa Chải – ngã ba biên giới thiêng liêng của Tổ quốc thuộc xã Sín Thầu, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã phối hợp với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tổ chức lễ hạ quốc kỳ, lưu giữ lá cờ đầu t
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
infographic ky nang tranh bay lua dao du lich mua cao diem
infographics canh bao gia mao loi dung danh nghia mat tran to quoc de huy dong ung ho
cong nghiep phuc hoi manh xuat nhap khau tang truong an tuong
infographic viet nam hoan thanh vai tro dong chu tich chuong trinh dong nam a searp giai doan 2022 2025
infographic sua phap lenh dan so vo chong tu quyet dinh so con va thoi gian sinh con
infographics quan he doi tac toan dien giua viet nam va hungary
infographic quan he doi tac chien luoc toan dien viet nam phap
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động