Học sinh 3 tỉnh Gia Lai, Bến Tre, Bình Định tham gia Hội nghị mô phỏng Liên hợp quốc
Việt Nam tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ nhiều sáng kiến tại Khóa họp thường kỳ thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền Tại Khóa họp thường kỳ thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền oàn Việt Nam đã tham dự, phát biểu tại 9 phiên; tích cực tham ... |
Tham gia HĐBA Liên Hiệp Quốc phản ánh vị thế ngày càng đi lên của Việt Nam Mới đây, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về các ... |
Khi học sinh đóng vai đại biểu Liên hợp quốc
Chủ đề của hội nghị lần này là sự nỗ lực của toàn cầu trong việc bài trừ nạn phân biệt chủng tộc và tiến tới sự hợp pháp hóa mối quan hệ đồng giới. Hội nghị có chủ tọa, quan sát viên, truyền thông và 25 học sinh từ lớp 8 đến lớp12 đóng vai đại biểu đại diện cho các quốc gia, đưa ra những ý kiến dựa trên lập trường quốc gia về chủ đề của hội nghị.
Ngoài học sinh của tỉnh Gia Lai, hội nghị còn có sự tham gia của 2 học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Bình Định) và 3 học sinh tỉnh Bến Tre tham gia với hình thức online.
Để được tham gia hội nghị chính thức, từ đầu tháng 5/2020, Câu lạc bộ đã triển khai cuộc thi online để nhận hồ sơ. Các ứng viên phải trả lời câu hỏi liên quan, thể hiện sự hiểu biết của mình về chủ đề của hội nghị. Từ đó, Ban tổ chức lựa chọn những hồ sơ đạt tiêu chuẩn, trong đó, yêu cầu bắt buộc là phải biết tiếng Anh vì mọi giao tiếp được truyền đạt hoàn toàn bằng ngôn ngữ này.
Các thành viên tham gia hội nghị đều đeo khẩu trang để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch COVID-19. Ảnh: Báo Gia Lai |
Là thành viên nhỏ tuổi nhất, em Nguyễn Thị Thanh Nga (lớp 8, Trường THCS Nguyễn Du, TP. Pleiku) chia sẻ: “Hùng biện, tranh biện bằng tiếng Việt đã khó, trình bày bằng tiếng Anh còn khó hơn. Em nói khá tốt tiếng Anh nhưng khi tham gia hội nghị, thấy các anh chị đều rất tự tin và tranh biện một cách ấn tượng, em được mở mang kiến thức và học hỏi được nhiều kinh nghiệm”.
Tại hội nghị, lần lượt đại diện các nước trình bày theo chủ đề, các đại biểu phát biểu, đàm phán liên tục để bảo vệ lợi ích của quốc gia mình. Các nước tham gia hội nghị gồm: Nga, Trung Quốc, Mỹ, Colombia, Việt Nam, Thái Lan, Brazil, Mexico… Đóng vai đại biểu Mỹ tại hội nghị, em Nguyễn Đăng Thủy Trúc (lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) đã đọc rất nhiều tài liệu, những bài báo về phân biệt chủng tộc và giới tính; những chính sách, pháp luật, thông tin liên quan đến nước Mỹ. Từ đó, Trúc đã đưa ra những giải pháp về giáo dục, truyền thông, chính trị để cải thiện tình trạng này.
Theo dõi hội nghị, có thể thấy sự nghiêm túc của Ban tổ chức trong việc mô phỏng những chi tiết một phiên họp của Liên hợp quốc. Cách xưng hô, không gian hội nghị, cờ đại diện cho các nước, cách bày tỏ quan điểm của các đại biểu đều thể hiện sự đầu tư tìm hiểu. Đặc biệt, tất cả các đại biểu đều bắt buộc phải mặc trang phục lịch sự.
Hội nghị mô phỏng phiên họp Liên Hợp Quốc được đầu tư kỹ lưỡng và nghiêm túc. Ảnh: Báo Gia Lai. |
Em Hồ Bùi Mỹ Duyên (Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Bình Định) và bạn cùng lớp bắt xe khách lên Gia Lai tham gia hội nghị đủ thấy sự hào hứng với hoạt động này.
Duyên cho biết: “Khi vào vai đại biểu đại diện cho một quốc gia, tất cả thành viên phải tranh biện, đàm phán dựa trên luật pháp, các điều khoản đã quy định, tuyệt đối không được phát biểu theo cảm tính. Ngoài trang bị kiến thức thì việc đặt mình vào vị trí công dân của một đất nước khác cũng là một trải nghiệm rất thú vị”.
Sôi nổi trên cả nước
Hội nghị mô phỏng phiên họp Liên hợp quốc (Model United Nations – MUN) là hoạt động được tổ chức bởi các thanh thiếu niên trên toàn thế giới nhằm mô phỏng các phiên họp của LHQ - nơi các bạn trẻ đóng vai là những lãnh đạo quốc gia để bàn luận, đưa ra giải pháp cho những vấn đề toàn cầu như bình đẳng giới hay biến đổi khí hậu.
Các thí sinh tại MUN sẽ tham dự với tư cách là đại diện cho các quốc gia thành viên Liên hợp quốc trong các hội đồng như: ECOSOC, Đại hội đồng Liên hợp quốc (General Assembly), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UN Security Council),…
MUN không chỉ là một hoạt động ngoại khóa mà còn mang tính chất của một hoạt động xã hội xét trên nhiều phương diện bởi tính quy mô cao và sức lan tỏa của nó.
MUN là chương trình không chỉ cho các “nhà ngoại giao tương lai” cơ hội được trải nghiệm môi trường và cách làm việc của một Hội nghị Liên hợp quốc mà còn rèn luyện cho người tham gia sự tự tin khi phát biểu trước đám đông, kỹ năng tranh biện, tư duy, thuyết phục và lắng nghe.
Nhận thấy những lợi ích MUN đã mang lại cho bản thân cũng như thế hệ trẻ Việt Nam, trong giai đoạn 2012-2014, bốn MUN đã ra đời ở Hà Nội: Mock Model United Nations (Mock MUN) 2012, Hanoi Model United Nations Conference (HMUN) 2013, Model East Asia Summit (MEAS) 2013, và Vietnamese Youth Model United Nations (VYMUN) 2014. Từ đó, MUN lan ra các tỉnh thành trong cả nước như Đà Nẵng, TP.HCM, Phú Yên.....
Mới đây nhất, vào tháng 7/ 2020, tại Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh tổ chức hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc (LHQ) YEMUN thu hút hơn 100 học sinh THPT ở 15 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Tại hội nghị, ban tổ chức thành lập 4 hội đồng gồm: Hội đồng chương trình phát triển LHQ; Ủy ban Khoa học - Công nghệ vì phát triển LHQ; Hội đồng Liên minh châu Âu và Hội đồng báo chí. Hội đồng chương trình phát triển LHQ bàn về 2 chủ đề: xóa đói giảm nghèo và phát triển du lịch xanh. Hội đồng Ủy ban Khoa học - Công nghệ vì phát triển LHQ bàn về chủ đề công nghệ blockchain và sự ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo lên thị trường lao động. Hội đồng Liên minh châu Âu thì định nghĩa về mối quan hệ của các nước châu Âu với các đối tác thương mại hậu đại dịch COVID-19. Đối với Hội đồng báo chí, các bạn đóng vai phóng viên các nước để nắm bắt thông tin phản ánh toàn diện các buổi làm việc của các hội đồng trên.
Tại hội nghị mô phỏng LHQ, các thành viên tham dự đóng vai đại biểu các nước trên thế giới; trong quá trình bàn về những chủ đề, các đại biểu đều nói bằng tiếng Anh.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua chương trình làm việc tháng 1/2020 do Việt Nam đề xuất Ngày 2/1, tại New York (Mỹ), Việt Nam đã tiến hành các hoạt động chính thức trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an ... |
Nguyên nữ Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên hiệp quốc: Nữ “sứ giả” cần thiết nhất là cân đối gia đình và công việc Bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch VUFO, nguyên là nữ Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên hợp quốc chia sẻ với các ... |