Học giả Việt Nam – Trung Quốc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về ngôn ngữ
Việt Nam - Trung Quốc: Trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo Sự phát triển của mỗi quốc gia cần lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân làm trung tâm phục vụ. Trong đó, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, căn cơ và dài hạn của mọi chương trình hành động, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài như hiện nay. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo trao đổi kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo Việt Nam - Trung Quốc diễn ra ngày 8/12. |
Thúc đẩy trao đổi, giao lưu văn học giữa Việt Nam - Venezuela Trong khuôn khổ các hoạt động của Hội chợ Sách Quốc tế lần thứ 17 tại Venezuela (FILVEN 2021), Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Khái quát về nền Văn học Việt Nam” theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. |
Hội thảo có sự tham dự của: Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc, Hội Hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc TP Hà Nội cùng các giáo viên, giảng viên, các nhà nghiên cứu và học giả đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS.Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết hội thảo nhằm thúc đẩy việc nâng cao trình độ giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam. Đồng thời giúp các thầy, cô, các nhà nghiên cứu có thể mở rộng giao lưu học thuật và nghiên cứu, cập nhật thêm kiến thức mới, nhằm nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ.
TS.Lương Ngọc Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội phát biểu tại hội thảo. |
Theo TS Lương Ngọc Minh, hội thảo tập trung vào các nhóm vấn đề:
Thứ nhất, biên phiên dịch và giáo dục tiếng Trung Quốc trong thời đại mới: trao đổi thông tin, nghiên cứu xung quanh việc biên soạn giáo trình, kĩ năng biên phiên dịch Việt – Trung và xu hướng phát triển giảng dạy tiếng Trung Quốc trong thời đại mới.
Thứ hai, văn tự, văn học và văn hoá: trao đổi thông tin, nghiên cứu về đối chiếu văn tự, văn học của Việt Nam và Trung Quốc, đưa ra các phương pháp giảng dạy dưới góc nhìn văn hoá và tình hình học chữ Hán của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Thứ ba, ngữ pháp tiếng Trung Quốc: trao đổi thông tin, nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Trung Quốc, đặc biệt là các thể loại từ trong ngôn ngữ Trung Quốc. Ngoài ra còn đề cập tới quá trình thụ đắc ngôn ngữ của học sinh, sinh viên Việt Nam.
Các diễn giả quốc tế tham dự hội thảo. |
Thứ tư, giáo trình tiếng Trung Quốc: trao đổi thông tin, nghiên cứu về việc biên soạn giáo trình ngôn ngữ Trung Quốc, văn hoá Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc, ảnh hưởng của giáo trình đến trình độ ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam.
Thứ năm, so sánh ngôn ngữ Việt – Trung: trao đổi thông tin, nghiên cứu so sánh đối chiếu từ vựng, ngữ pháp trong hai ngôn ngữ Việt – Trung dưới góc độ ngôn ngữ học so sánh.
Thứ sáu, học và dạy tiếng Trung Quốc: trao đổi thông tin, nghiên cứu về các phương pháp học tập và giảng dạy tiếng Trung Quốc ở các trường đại học tại Việt Nam, đưa ra các đề xuất, kiến nghị về phương pháp học tập và phương pháp giảng dạy để việc học và dạy tiếng Trung Quốc thu được kết quả tốt hơn.
Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác giáo dục và đào tạo. Hiện nay, Việt Nam là một trong 10 nước có số lượng lưu học sinh tại Trung Quốc đông nhất, với khoảng 13.000 người. Số lưu học sinh Trung Quốc học tập, nghiên cứu tại Việt Nam cũng ngày càng tăng, khoảng trên 4.000 người.
Ông Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Tại Việt Nam hiện có hơn 30 cơ sở giáo dục đại học đào tạo chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, có 27 chương trình liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục Trung Quốc và Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép. Cùng với đó là sự giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi học thuật của các học giả – những người quan tâm vun đắp cho sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc – ngày một nhiều hơn, góp phần tích cực cho việc tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy tiếng Trung Quốc và tìm hiểu văn hoá Trung Hoa giữa các nước trong khu vực trong thời kỳ hội nhập.
“Đây chính là diễn đàn giúp cho các học giả, giáo viên dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, phát hiện và bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài xuất sắc trong lĩnh vực này, góp phần quan trọng trong việc tăng cường sự hợp tác, giao lưu văn hoá, kinh tế giữa hai quốc gia, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai đất nước”, ông Trần Nam Tú chia sẻ.
Ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết ngôn ngữ là nhịp cầu tăng cường sự hiểu biết và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước. “Tại hội thảo, các diễn giả cùng nhau đưa ra vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề, đây là một việc vô cùng có ý nghĩa, nhất định sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Trung Quốc tại khu vực, từ đó phục vụ người học tiếng Trung Quốc trên thế giới tốt hơn”, ông nói.
Mở rộng quan hệ giao lưu hữu nghị giữa các địa phương Việt Nam với Chiết Giang (Trung Quốc) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc (2 - 4/12/2021), chiều ngày 3/12/2021, tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội kiến Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang Yuan Jiajun (Viên Gia Quân) theo hình thức trực tuyến. |
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc trao đổi về biện pháp phòng chống dịch, duy trì giao thương Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc (2 - 4/12/2021), ngày 2/12/2021, tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. |