Học giả Ấn Độ đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế
Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu của Việt Nam trong vấn đề nhân quyền |
Đề xuất của Việt Nam về ưu tiên trong trụ cột kinh tế của ASEAN năm 2020 được đánh giá cao |
Theo tiến sỹ Pankaj Jha,Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN từ nước tiền nhiệm Thái Lan từ tháng 11/2019 với chương trình nghị sự năm 2020 bao gồm nhiều vấn đề và nhiều thách thức. Ngay sau khi nhậm chức Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã phải đối mặt với một khó khăn hiếm thấy khi dịch COVID-19 bùng phát, bên cạnh những vấn đề gai góc ở Biển Đông âm ỉ suốt nhiều năm qua. Nhưng Việt Nam đã cho thấy khả năng cũng như vị thế của mình trước những diễn biến căng thẳng trên trường quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35. (Ảnh: VGP) |
Trước tình hình lây lan của dịch bệnh, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cứng rắn để kiểm soát sự lây lan của virus ở trong nước, đồng thời tuyên bố Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) sẽ soạn thảo báo cáo về COVID-19 và đệ trình lên các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, dự kiến được tổ chức ở Việt Nam vào tháng 04/2020.
Ông cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đánh giá cao phản ứng của Việt Nam đối với COVID-19. Ngay khi WHO tuyên bố tình trạng “y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế” đối với dịch bệnh, Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp bao gồm đóng cửa biên giới với Trung Quốc, cách ly 14 ngày đối với những người đến từ khu vực chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại Trung Quốc, dừng các chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc. WHO đã khen ngợi năng lực kiểm soát và ứng phó với “các vấn đề sức khoẻ, bao gồm dịch bệnh mới xuất hiện” của Việt Nam là rất tốt.
Đánh giá về khó khăn và thách thức trong năm 2020, ông đưa ra nhận định, một thách thức khác trong năm nay đối với Việt Nam là việc đạt được đồng thuận cần thiết giữa các thành viên ASEAN là các bên trong tranh chấp ở Biển Đông về Bộ quy tắc ứng xử (COC) cần có các điều khoản thi hành và chế tài xử lý. Từ những căng thẳng ở Biển Đông do đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, cháy rừng ở Indonesia, căng thẳng giữa Indonesia với Trung Quốc về đánh bắt cá trái phép ở Biển Đông… là những thách thức hàng năm đối với nước Chủ tịch ASEAN.
Tiến sỹ Pankaj Jha cho rằng, trách nhiệm của Việt Nam không chỉ dừng lại ở xây dựng sự đồng thuận trong ASEAN, mà còn phải nỗ lực để đưa ra một dự thảo COC khả thi, một dự thảo COC đề cập đến nhiều vấn đề rộng, phản ánh nguyện vọng và lập trường pháp lý của mỗi bên tranh chấp, một tài liệu cụ thể hoá Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) đang được đàm phán giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN, dự kiến sẽ được thông qua vào năm 2021. Tuy nhiên, làm sao để giải quyết được các lo ngại của các bên và đạt được một bản dự thảo chung sẽ là một nhiệm vụ đầy thách thức đối với Việt Nam.
Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ với số phiếu gần tuyệt đối. (Ảnh: TTXVN) |
Về vấn đề biển Đông, ông bày tỏ: “ Các tranh chấp xung quanh vấn đề biên giới như chiếm đóng bất hợp pháp, cải tạo và quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông là trọng tâm của ASEAN và cũng là vấn đề quan trọng đối với vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam”.
ASEAN đã thông qua Kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn và đối phó sự gia tăng chủ nghĩa bạo lực cực đoan và kế hoạch này cần có đại diện và hỗ trợ từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Vị trí của Việt Nam sẽ là chất xúc tác cho vấn đề này và các nỗ lực của khu vực cũng cần được thúc đẩy theo hướng này.
Trong bối cảnh này, Việt Nam kỳ vọng rằng sẽ có thể tích cực theo đuổi, đóng góp thực chất vào đảm bảo hòa bình, ổn định và giải quyết các vấn đề đe dọa hòa bình, an ninh khu vực. Với cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam có cơ hội để kết hợp hài hòa các mục tiêu phát triển của ASEAN với các sáng kiến của Liên Hợp Quốc. Tiến sỹ Pankaj Jha chia sẻ.
Chương trình nghị sự ASEAN cần đầu tư nhiều nỗ lực hơn vì trong năm 2020 này sẽ có nhiều sáng kiến cần phải kiểm điểm đánh giá để vạch ra lộ trình toàn diện cho tương lai. Bên cạnh đó, những vấn đề trong Hội đồng Bảo an, Việt Nam cần nêu bật các cam kết liên quan đến trách nhiệm của những nước phát triển và đang phát triển đối với ô nhiễm nguồn nước, hỗ trợ tài chính giảm nhẹ thiệt hại thiên tai ở cấp độ quốc tế.
Điểm tương đồng giữa Tầm nhìn ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc 2030 cần được nghiên cứu để Việt Nam có thể đưa ra những đề xuất khả thi nhằm hiện thực hóa. Thách thức liên quan đến buôn lậu và sản xuất ma túy, nạn buôn người cần được đề cập tại cả diễn đàn ASEAN và Liên Hợp Quốc.
Theo nhận định của Tiến sỹ Pankaj Jha, năm 2020 sẽ là một năm đầy thách thức cũng như một năm để áp dụng các cam kết khu vực và toàn cầu đối với an ninh, thịnh vượng, phát triển, thương mại và kết nối. Với kinh nghiệm đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trước đây, Việt Nam có thể cân bằng các cam kết, để lại dấu ấn tích cực cho cộng đồng quốc tế tại diễn đàn cấp khu vực và toàn cầu.
Việt Nam đang tham vấn về khả năng chưa tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 Ngày 17/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi phóng viên về việc tổ chức Hội nghị ... |
ASEAN nỗ lực cho tiến trình ký kết RCEP vào cuối năm 2020 Bộ trưởng Kinh tế các nước thành viên đã thảo luận về phương hướng để các nước ASEAN có thể thúc đẩy việc kết thúc ... |
SOM ASEAN tại Đà Nẵng nâng cao tính thích ứng của cộng đồng Các đại biểu thông qua kế hoạch xây dựng Cộng đồng đến 2025, trao đổi về quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN, thúc đẩy ... |