Hoạt động hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển sau gần 3 năm có luật cảnh sát biển
Luật Cảnh sát biển: Tiền đề cho hoạt động phòng chống buôn lậu trên biển Từ khi Luật Cảnh sát biển được thi hành, lực lượng cảnh sát biển có cơ sở pháp lý để thực hiện triệt phá, bắt giữ các đối tượng phạm tội, tổ chức tội phạm quốc tế trên đường biển như cướp biển, tội phạm về ma túy, tội phạm về buôn lậu, gian lận thương mại. |
Cảnh sát biển thực thi luật, ngăn chặn xử lý hành vi vi phạm trên biển Theo Điều 13 của Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018, Cảnh sát biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát người, tàu thuyền, hàng hóa, hành lý,… nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trên biển. |
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với diện tích trên 1 triệu km2, gần 3.000 đảo, quần đảo; bờ biển có chiều dài hơn 3.260km, trải dài qua 28 tỉnh, thành phố ven biển, trong đó nhiều tỉnh, thành phố có hệ thống cảng biển, các khu kinh tế, du lịch ven biển là cửa ngõ, đầu mối giao thương về kinh tế, văn hóa, du lịch giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình an ninh diễn biến hết sức phức tạp trên Biển Đông, nhất là việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo, buôn lậu, cướp biển, vi phạm lãnh hải trong khai thác thủy sản, hải sản,…
Cảnh sát biển Việt Nam nhận tàu tuần duyên lớp Hamilton do Chính phủ Mỹ chuyển giao |
Trước tình hình đó và đồng thời đáp ứng xu thế hội nhập quốc tế, Luật Cảnh sát Biển ra đời, thực sự là công cụ sắc bén, cơ sở pháp lý cho lực lượng Cảnh sát Biển thực thi pháp luật trên biển, góp phần quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn trên các vùng biển Việt Nam.
Nhận xét về hai năm triển khai thi hành Luật Cảnh sát Biển Việt Nam, lãnh đạo Cảnh sát Biển cho biết sau 2 năm triển khai thi hành Luật, đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân về công tác quản lý Nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc cũng như về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát Biển.
Quan hệ đối ngoại giữa Cảnh sát Biển với các lực lượng thực thi pháp luật của các nước ASEAN cũng như các nước có vùng biển giáp ranh được triển khai đúng định hướng, theo đúng quan điểm về đối ngoại quốc phòng gắn với yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên biển được thực hiện hiệu quả và tiếp tục tạo được niềm tin vững chắc của ngư dân trên biển.
Để tiếp tục thực hiện Luật Cảnh sát Biển hiệu quả trong thời gian tới, lực lượng Cảnh sát Biển cần tiếp tục tích cực thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát Biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023 mà Thủ tướng chính phủ đã ký ngày 22/8/2019.
Tuyên truyền để các quốc gia trên thế giới và trong khu vực hiểu đầy đủ, chính xác hơn về chính sách, pháp luật quản lý, bảo vệ biển, đảo của Việt Nam nói chung, Luật Cảnh sát Biển Việt Nam nói riêng; xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình, thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, có trách nhiệm, luôn tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế và sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với các thách thức chung, hướng tới mục tiêu giữ gìn vùng biển ổn định, hòa bình, hội nhập và phát triển bền vững…
Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định về Quyền hạn của Cảnh sát biển Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 quy định về quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào? |
Những hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam Bạn đọc hỏi: Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với lực lượng Cảnh sát biển? |