Hoa Kỳ thành lập Cục Ngoại giao và An ninh y tế toàn cầu
"Đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề an ninh y tế và sức khỏe toàn cầu. Để đảm bảo vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ được duy trì trong tương lai, Cục sẽ đưa ra tiếng nói lãnh đạo thống nhất về an ninh y tế và ngoại giao toàn cầu, kết hợp sức mạnh, chức năng, nhân sự và nguồn lực từ nhiều văn phòng khác nhau. Cục mới này sẽ tích hợp liền mạch an ninh y tế toàn cầu như một thành phần cốt lõi của chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, nhấn mạnh cam kết của Bộ Ngoại giao trong việc nâng cao sức khỏe con người trên toàn thế giới", thông báo cho biết.
Tiến sĩ John Nkengasong (Ảnh: The Washington Post) |
Cục do Tiến sĩ John Nkengasong đứng đầu. Ông đảm nhiệm nhiệm vụ Đại sứ lưu động, Điều phối viên phòng chống AIDS toàn cầu của Hoa Kỳ, Quan chức cấp cao của Cục An ninh Y tế và Ngoại giao Toàn cầu.
Tiến sĩ John Nkengasong có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế công cộng. Ông tốt nghiệp cử nhân Khoa Khoa học, Đại học Yaoundé, Cameroon, Thạc sỹ Viện Y học N hiệt đới, Antwerp, Bỉ và Tiến sỹ Khoa Y học, Đại học Brussels, Bỉ. Ông giữ chức Điều phối viên Phòng chống AIDS Toàn cầu của Hoa Kỳ và Đại diện Đặc biệt cho Ngoại giao Y tế Toàn cầu (S/GAC) từ năm 2022, là người gốc Phi đầu tiên đảm nhiệm vai trò này.
Năm 2017, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tiên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi). Dưới sự dẫn dắt của ông, CDC châu Phi phối hợp với chính phủ các nước châu Phi cùng ứng phó với đại dịch COVID-19, đồng thời vận động 400 triệu liều vắc xin COVID-19 vào thời điểm khan hiếm vắc xin cao điểm cho châu lục này. Ông cũng là đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới về chuẩn bị và ứng phó với COVID-19. Năm 2021, ông được công nhận là 100 người có ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time. Ông được trao tặng nhiều giải thưởng danh giá về những đóng góp cho y tế cộng đồng, là tác giả của hơn 250 bài báo và chương sách chuyên ngành.
Trong một cuộc phỏng vấn với PBS ngày 4/8, Tiến sĩ John Nkengasong cho biết: "Việc thành lập Cục có ý nghĩa lịch sử trong nỗ lực chung của chúng ta nhằm ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Trong thời gian tới, Cục nỗ lực thực hiện 3 mục tiêu: Một là, thông qua chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ để kêu gọi các quốc gia làm việc, phối hợp cùng nhau giải quyết bất kỳ mối đe dọa dịch bệnh nào. Hai là, nâng cao an ninh y tế như một phần trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Ba là, phối hợp thực thụ giữa các nguồn lực trong nước. Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực y tế. Nếu có thể phối hợp hiệu quả các nguồn lực trong nước, đồng thời hợp tác cùng các nước đối tác, chúng ta sẽ có một công cụ mạnh để đối phói với các dịch bệnh".
"Nhiệm kỳ công tác tại châu Phi dạy tôi một bài học về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế. Cục Ngoại giao và An ninh Y tế Toàn cầu cần dẫn dắt bằng khả năng hợp tác, cộng tác, phối hợp và đối thoại - đó là những trọng tâm giúp chúng ta ứng phó tốt hơn với những nguy cơ dịch bệnh".
Ngân hàng trung ương toàn cầu và “bài toán khó” sau khủng hoảng ngành tại Mỹ Các ngân hàng trung ương trên thế giới dường như đang cảm thấy quá khó khăn để thực hiện hai mục tiêu cùng lúc, đó là kiềm chế lạm phát cao dai dẳng và đảm bảo ổn định ngành ngân hàng. |
Lý do khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu Diễn biến trong ngành ngân hàng Mỹ có thể còn gây ra nhiều vấn đề về suy thoái kinh tế toàn cầu. |