Lý do khủng hoảng ngành ngân hàng Mỹ có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu
Những nỗi lo này từng dịu đi vào đầu năm nay khi mà số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế ấn tượng tại nhóm các nước phương Tây, kinh tế Trung Quốc hồi phục trở lại sau khi giới chức Bắc Kinh vào tháng 12/2022 đã loại bỏ chính sách không COVID-19.
Tuy nhiên, giờ đây tâm lý bi quan đang trở nên lớn dần. Dù rằng các chuyên gia kinh tế tin rằng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khó xảy ra, họ tin rằng rủi ro với tăng trưởng toàn cầu từ việc ngành ngân hàng khó khăn và tín dụng siết chặt đang lớn dần.
“Kinh tế toàn cầu hiện đang đương đầu với khoảng thời gian vô cùng khó khăn”, giáo sư chính sách thương mại và kinh tế tại đại học Cornell - ông Eswar Prasad phân tích. Ông Prasaq cũng lo ngại vấn đề từ ngành ngân hàng sẽ có thể gây ra ảnh hưởng lan truyền trên khắp toàn cầu.
Rủi ro hiện nay chính là ngân hàng tại Mỹ siết chặt tín dụng với các hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ nhằm đảm bảo cho bảng cân đối kế toán của họ được vững vàng và người gửi tiền yên tâm, các chuyên gia kinh tế phân tích. Chủ tịch Fed - ông Jerome Powell vào ngày thứ Tư nói rằng một kịch bản như vậy hoàn toàn có thể xảy ra và tạo ra nhiều ảnh hưởng kinh tế vĩ mô.
Tình trạng tín dụng thắt chặt tại Mỹ có thể gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu bởi nhu cầu hàng hóa và dịch vụ suy giảm với nhiều loại sản phẩm ví như ô tô Đức hay sản phẩm điện tử Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ rộng hơn, thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi diễn biến đồng USD. Điều kiện tài chính Mỹ thắt chặt, đó là khi tín dụng suy giảm, chi phí lãi vay cao hơn, giá cổ phiếu và nhiều loại tài sản suy giảm, chắc chắn sẽ tạo ảnh hưởng dây chuyền lên nhiều nền kinh tế khác.
Nhiều ngân hàng bên ngoài Mỹ, đương đầu với chi phí lãi vay cao, có thể hạn chế bớt tín dụng cho doanh nghiệp và hộ gia đình Mỹ, vì vậy ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của các nước khác vào Mỹ. Chính phủ nhiều nước đang chịu nợ nần sẽ gặp khó trong việc vay tiền.
Thương mại toàn cầu đặc biệt dễ chịu ảnh hưởng từ sự thay đổi của điều kiện tài chính có liên quan đến đồng USD, theo nghiên cứu công bố vào tháng 1/2023 của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Đại học Quốc gia Seoul (SNU).
Các chuyên gia thuộc BIS và SNU chỉ ra thương mại toàn cầu sẽ tăng trưởng tốt khi mà đồng USD yếu và các điều kiện tài chính toàn cầu dễ dàng, nguồn vốn giá rẻ cho phép các doanh nghiệp mở rộng chuỗi cung ứng liên biên giới. Khi đồng USD mạnh lên hoặc điều kiện tài chính khắt khe hơn, thương mại toàn cầu suy giảm.
Nỗi lo sợ về tác động của những rối loạn trong ngành ngân hàng vừa qua có nguyên nhân từ những ký ức của các thành viên thị trường tài chính năm 2007-2009, thua lỗ đối với thế chấp và các sản phẩm phái sinh liên quan đang tạo ra tình trạng thắt chặt vốn gây tổn hại đến các ngân hàng tại Mỹ và châu Âu và buộc chính phủ các nước phải can thiệp giải cứu.
Tác động từ cuộc khủng hoảng này rất rõ ràng trên diện rộng: Kinh tế toàn cầu năm 2008 chỉ tăng trưởng 2,1% và rồi tăng trưởng âm trong năm 2009, GDP toàn cầu tăng trưởng âm 1,3%, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (CMS). Khối lượng giao dịch thương mại giảm 18% trong giai đoạn từ cuối năm 2007 cho đến giữa năm 2009, theo chỉ số theo dõi của Viện Chính sách Kinh tế Hà Lan (NBEPA).