Hỗ trợ hơn 1000 máy thái chuối cho các hộ gia đình Lai Châu, Hà Giang
Tặng quà cho các gia đình có công, hộ nghèo gốc Việt ở Campuchia Ngày 11/01/2022, Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia chủ trì phối hợp với Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia tổ chức trao quà cho 5 gia đình có công Cách mạng, gia đình có nhiều đóng góp cho công tác Hội, cộng đồng người gốc Việt tại Campuchia. |
An Giang: Hỗ trợ 100 triệu đồng cho phụ nữ nghèo nơi biên giới Chiều 16/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) tỉnh An Giang phối hợp tổ chức lễ trao mô hình sinh kế cho 10 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. |
Tiết kiệm thời gian nhờ máy thái rau cỏ
Tại xã Thèn Sin, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, gia đình chị Giàng Thị Liêm (27 tuổi) và anh Lò Văn Cảnh là một trong những hộ dân được nhận hỗ trợ dự án AWEEV trong đợt đầu tiên. Anh chị kết hôn kết hôn năm 2015 và có hai con trai. Con trai lớn của chị bắt đầu học tiểu học vào tháng 9/2022 còn con út 22 tháng tuổi. Thu nhập chính của gia đình là từ trồng chè và chăn nuôi lợn. Ngoài ra, chồng chị còn mở một cửa hàng bảo dưỡng xe máy nhỏ tại nhà. Phần lớn thời gian chị Liêm làm ruộng hoặc chăm sóc hai con và làm các công việc gia đình hàng ngày.
“Thông thường tôi sẽ làm việc trong vài giờ, bắt đầu từ 6 giờ sáng, tại đồi chè. Ngày làm việc có thể dài hơn một chút, đặc biệt là trong mùa thu hoạch. Ban ngày, tôi nấu cơm và chăm sóc con cái. Chúng tôi thường xuyên có 4-5 con lợn nên mỗi ngày hai lần tôi phải chuẩn bị thức ăn và cho chúng ăn. Ngoài công việc đồng áng, mỗi ngày tôi phải dành ít nhất 4-5 tiếng các công việc nhà khác”, chị Liêm nói.
Nhờ có máy thái chuối, chị Giàng Thị Liêm tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi (Ảnh: CARE Quốc tế tại Việt Nam). |
Nhờ có máy thái rau cỏ do CARE Quốc tế hỗ trợ tại Việt Nam, chị Giàng Thị Liêm tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi.
“Trước đây, mỗi ngày tôi phải mất khoảng 45 phút, hoặc 1 giờ để cắt thân chuối nấu thức ăn cho lợn. Giờ đây với chiếc máy cắt này, chỉ mất 5 phút để cắt cả một thân cây. Nó rất hiệu quả về mặt thời gian”, chị Liêm nói tiếp.
Bên cạnh đó, công việc chăm sóc con của chị Liêm cũng được giảm tải: “Bạn bé không được đi nhà trẻ vì ở xã tôi không có lớp cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Nay trường mầm non xã mới được hỗ trợ tu sửa phòng học cũ, được hỗ trợ dụng cụ ăn uống đạt tiêu chuẩn nên tôi rất vui khi gửi con vào học. Cho con đi học giúp tôi có nhiều thời gian vì tôi không phải dành cả ngày để chăm sóc em bé. Tôi có thể tìm kiếm một công việc được trả lương trong khu vực để tôi có thể giúp gia đình có thu nhập tốt hơn”, Liêm chia sẻ.
Giảm bớt gánh nặng công việc chăm sóc không được trả lương trên vai phụ nữ
Triển khai tại Lai Châu và Hà Giang trong 18 tháng, dự án AWEEV đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Trong đó, 14 điểm trường mầm non được cải thiện cơ sở hạ tầng, bao gồm nhà bếp, khu ngủ tập thể và nhà vệ sinh, hỗ trợ cung cấp bữa ăn tạo điều kiện cho gần 1.000 trẻ được học cả ngày tại trường. 1070 máy thái rau củ được cung cấp cho các hộ gia đình để giúp cắt giảm thời gian chuẩn bị thức ăn chăn nuôi - một trong những công việc tốn nhiều thời gian nhất của họ. Nhờ đó, phụ nữ đã tiết kiệm được nhiều thời gian để tham gia các hoạt động sinh kế tạo thu nhập và chăm sóc bản thân.
5023 người (3286 nữ, 1737 nam) tham gia 41 sự kiện cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết về công việc nội trợ và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.
Bà Lê Kim Dung, Giám đốc Quốc gia CARE Quốc tế tại Việt Nam cho biết, với quan điểm rằng các hoạt động chăm sóc có liên quan mật thiết đến tất cả các lĩnh vực trao quyền kinh tế cho phụ nữ, CARE đang áp dụng một cách tiếp cận toàn diện nhằm giải quyết các khó khăn liên quan một cách hiệu quả.
Theo đó, thông qua các chương trình dự án, CARE hỗ trợ giảm bớt gánh nặng công việc chăm sóc không được trả lương trên vai phụ nữ. Tăng cường sự tham gia của họ hoạt động kinh tế, giáo dục và các hoạt động giải trí phù hợp với lựa chọn của họ.
"Chúng tôi tin rằng bằng cách giải quyết những nhu cầu này, phụ nữ sẽ có thể tham gia các hoạt động tạo thu nhập nhằm nâng cao phúc lợi kinh tế và chất lượng cuộc sống của họ và gia đình, từ đó giúp giảm nghèo cho phụ nữ dân tộc thiểu số và gia đình", bà Lê Kim Dung, cho biết.
Là tỉnh triển khai dự án, ông Vũ Văn Hiếu, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang đã ghi nhận và đánh giá rất cao những kết quả dự án đã đóng góp trong 2 năm qua. Cụ thể hỗ trợ 10 điểm trường mầm non (sửa chữa, nâng cấp phòng lớp học, nhà vệ sinh, bếp nấu; hỗ trợ thiết bị cần thiết cho bán trú và đồ dùng dạy học..), hỗ trợ gần 600 máy thái rau, cỏ, hỗ trợ phát triển 6 mô hình sinh kế, tìm hướng đi cho chuỗi sản xuất chè, tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng lan tỏa thông điệp bình đẳng giới.
"Các hoạt động hỗ trợ đó đã tác động trực tiếp lên hàng nghìn hộ gia đình trong vùng dự án của huyện Quang Bình, Hà Giang", ông Hiếu cho biết.
Thời gian tiếp ông Hiếu mong muốn dự án tiếp tục có nhiều hoạt động giúp vùng dự án thật sự phát triển bền vững về kinh tế và tinh thần, là tiền đề lan tỏa cho các địa phương khác trong tỉnh.
Gia Lai đặt mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho gần 650 hộ nghèo, cận nghèo tại huyện Kông Chro UBND tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 692/QĐ-UBND phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho 649 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 với tổng số vốn cần có để thực hiện đề án là 40,64 tỷ đồng. |
Xây dựng 600 căn nhà cho hộ nghèo vùng biên giới Phong Thổ, Lai Châu Ngày 18/11 tại xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu diễn ra lễ khởi công và bàn giao nhà ở cho các hộ nghèo. Đây là chương trình nằm trong đề án hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo huyện Phong Thổ (Đề án 645) của UBND tỉnh Lai Châu. |