Hỗ trợ đối phó dịch COVID-19, ADB duyệt chi 20 tỷ USD
ADB: Nền tảng tốt, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục trở lại sau COVID-19 |
Vì dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á bị giảm mạnh |
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa quyết định tăng gấp 3 lần quy mô gói hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 gây ra bởi virus SARS-CoV-2 lên tới 20 tỷ USD, đồng thời phê duyệt các biện pháp tinh giản hoạt động nhằm cung cấp hỗ trợ nhanh chóng và linh hoạt hơn.
Trước đó, hôm 3/4, ADB đánh giá dịch COVID-19 sẽ tác động tới khoảng 2,3 - 4,8% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của khu vực được dự báo giảm từ 5,2% vào năm ngoái xuống còn 2,2% trong năm 2020.
Ngày 18/3, ADB đã công bố gói hỗ trợ trị giá 6,5 tỷ USD để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển của nhóm đương đầu với những tác động nghiêm trọng về y tế và kinh tế vĩ mô gây ra bởi COVID-19.
Gói hỗ trợ mới bổ sung trị giá 13,5 tỷ USD. Trong đó, 2,5 tỷ USD là vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại, bao gồm việc thành lập một Quỹ Ứng phó đại dịch COVID-19 trong khuôn khổ Quỹ Hỗ trợ chống khủng hoảng theo chu kỳ của ADB.
ADB nhận định đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nước thành viên (Ảnh minh hoạ) |
Quỹ hỗ trợ mới này sẽ cung cấp các khoản tài chính trị giá khoảng 13 tỷ USD giúp chính phủ của các quốc gia thành viên đang phát triển thực hiện những chương trình chi tiêu khắc phục khủng hoảng theo chu kỳ nhằm giảm thiểu tác động của đại dịch, trọng tâm dành cho người nghèo và người dễ tổn thương.
Nguồn vốn viện trợ không hoàn lại sẽ tiếp tục được triển khai nhanh chóng để cung cấp trang thiết bị phòng dịch cá nhân và vật tư y tế từ các nguồn mua sắm được mở rộng. Khu vực tư nhân được hỗ trợ khoảng 2 tỷ USD. Những khoản vay và bảo lãnh sẽ được cung cấp cho các định chế tài chính để kích thích thương mại và các chuỗi cung ứng.
Các khoản vay tín dụng vi mô và hỗ trợ bảo lãnh được tăng cường, cùng với một quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ - gồm cả doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ - bị thiếu hụt thanh khoản, sẽ được triển khai đồng thời với khoản tài trợ trực tiếp cho các công ty bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hoặc để ứng phó với đại dịch.
Việc cung cấp hỗ trợ trong gói ứng phó mở rộng này sẽ được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ cùng các tổ chức quốc tế, bao gồm Quỹ Tiền tệ quốc tế; Nhóm Ngân hàng thế giới; Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc và các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, cùng cộng đồng toàn cầu.
Mỹ bỏ ngỏ khả năng mở cửa kinh tế trở lại vào tháng 5 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ mở cửa kinh tế trở lại trong tháng 5 tới, bất ... |
Vì dịch COVID-19, kinh tế Nam Á tăng trưởng thấp nhất trong 40 năm Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ và các quốc gia Nam Á khác trong năm ... |
Dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty Trung Quốc phải đóng cửa Ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 khiến gần nửa triệu công ty tại Trung Quốc phải đóng cửa trong quý I/2020. Thậm chí, nước này ... |