HKU, PolyU ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục với 3 trường đại học và 1 trường trung học tại TP.HCM
Thông qua chủ đề “Kết nối những con đường mới dẫn đến thành công”, ông Lý Gia Siêu cho biết, chuyến thăm và làm việc đã đạt được các mục tiêu đề ra, bao gồm tăng cường quan hệ song phương và đẩy mạnh hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam, Lào, Campuchia và Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, giữa các doanh nghiệp 3 nước với doanh nghiệp Hồng Kông trên nhiều lĩnh vực.
Tổng cộng có 55 biên bản ghi nhớ (MOU) đã được ký kết trong chuyến thăm ba nước của Phái đoàn cấp cao Hồng Kông. Các biên bản ghi nhớ này bao gồm các lĩnh vực từ hợp tác kinh tế, xúc tiến đầu tư, dịch vụ hàng không, thông tin và công nghệ, dịch vụ tài chính và phát triển thị trường vốn đến thương mại, hợp tác logistics, hợp tác hải quan và trao đổi giáo dục.
Ông Lý Gia Siêu cũng nhấn mạnh đến 5 kết quả chính của chuyến đi, bao gồm tăng cường quan hệ và liên lạc giữa Chính phủ 3 nước và Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông; đạt được sự đồng thuận về các lĩnh vực phát triển và hợp tác; đặt nền tảng vững chắc cho sự hợp tác trong tương lai giữa Hồng Kông và ASEAN; nâng cao ý chí chung mạnh mẽ để đóng góp cho Sáng kiến Vành đai và Con đường và khẳng định sự ủng hộ của ba nước đối với việc Hồng Kông gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP).
Ông Lý Gia Siêu chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng vì chuyến thăm đã gặt hái được những kết quả rất tốt đẹp này. Nhưng điều quan trọng hơn cả là thiện chí mà chúng tôi đã xây dựng cũng như tình hữu nghị mà chúng tôi đã tạo dựng và củng cố”.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, điểm dừng chân cuối cùng của chuyến thăm, 22 biên bản ghi nhớ đã được ký kết nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam và Hồng Kông.
Ông Lý Gia Siêu cũng đã đến thăm nhà máy sản xuất hàng may mặc của một công ty có trụ sở chính tại Hồng Kông để tìm hiểu thêm về kinh nghiệm phát triển kinh doanh của công ty này tại Việt Nam.
Phát biểu tại bữa tiệc trưa ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lý Gia Siêu lưu ý rằng, Hồng Kông đã nới lỏng các yêu cầu về thị thực nhập cảnh đối với công dân Việt Nam muốn đến thăm Hồng Kông. Theo ông, các biên bản ghi nhớ sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ trong lĩnh vực du lịch và giáo dục giữa Hồng Kông và Việt Nam.
Ông Lý Gia Siêu cho biết: “Hai trong số các trường đại học hàng đầu của chúng tôi là Đại học Hồng Kông (the University of Hong Kong – HKU) và Đại học Bách khoa Hồng Kông (Hong Kong Polytechnic University – PolyU) lần lượt đã ký Biên bản ghi nhớ với ba trường đại học và một trường trung học hàng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các thỏa thuận này sẽ mang đến cơ hội học bổng ở bậc đại học và các chương trình sau đại học, đồng thời thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục”.
Trường kinh doanh thuộc HKU cũng cung cấp thông tin về những lợi ích của việc theo học Thạc sĩ về Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Hồng Kông.
Tiến sĩ Phan Quang Tuấn, Trưởng Văn phòng đại diện của HKU tại Việt Nam và Phó giáo sư. Trường kinh doanh thuộc HKU cho biết: “Các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam rất mong muốn tìm hiểu thêm về cách thức kinh doanh với đối tác thương mại Hồng Kông của mình. Các nhà điều hành cũng như sinh viên đều tỏ ra rất quan tâm để tìm hiểu thêm về các cơ hội học tập, kinh doanh ở Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Liên tục được công nhận là trường đại học quốc tế uy tín trên thế giới, HKU đóng vai trò là cầu nối quan trọng giữa Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, châu Á và cộng đồng toàn cầu. Đáng chú ý là, chương trình MBA của chúng tôi còn được xếp hạng là chương trình MBA một năm hàng đầu trên thế giới”.
Tiến sĩ Tuấn cho biết thêm: “Là trung tâm tài chính toàn cầu và là một phần quan trọng của Khu vực Vịnh lớn, Hồng Kông có vị trí lý tưởng để thu hút nhân tài hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ, chăm sóc sức khỏe và kinh doanh kỹ thuật số. Với hệ sinh thái năng động, Khu vực Vịnh lớn đang nổi lên như một khu vực dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và chăm sóc sức khỏe tầm cỡ toàn cầu. Học tập tại Hồng Kông – trung tâm nghiên cứu của Khu vực Vịnh lớn, sẽ giúp sinh viên Việt Nam đi đầu trong những tiến bộ công nghệ của cả phương Tây và phương Đông”.
Lào xem xét đưa môn tiếng Việt vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Đây là một trong những nội dung kế hoạch hợp tác năm 2024 được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào ký kết nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sonexay Siphandone vừa qua.
|
Hợp tác giáo dục - đào tạo là điểm sáng trong quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga
Hiện nay, tại Nga có trên 5.000 du học sinh Việt Nam đang theo học, trong đó có hơn 3.000 du học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Việt Nam trực tiếp tuyển chọn và cử đi ở tất cả các trình độ. Hàng năm, Nga cung cấp cho phía Việt Nam số lượng lớn học bổng nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế Việt Nam.
|