Hàng Việt chất lượng cao đắt hàng tại vùng biên giới
Nâng cao hiệu suất vận tải và hậu cần đường sắt xuyên biên giới Việt – Trung Nhằm trao đổi về tình hình và các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyến vận tải đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc (hướng Quảng Tây), Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh vừa mới gặp, làm việc với lãnh đạo Sở Ngoại vụ Nam Ninh, Hải quan Nam Ninh, Tổng Công ty vận tải Container (Tổng Công ty Đường sắt Trung Quốc). |
Ổn định dân cư tại vùng khó khăn, biên giới, hải đảo Ngày 18/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 560/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Chương trình). |
Người dân vùng biên tin dùng hàng trong nước
Đến xã Thanh Thủy, Vị Xuyên, Hà Giang nhiều cửa hàng tạp hóa ngay giáp khu vực biên giới bán các sản phẩm hàng hóa được sản xuất ở Việt Nam với tem, mác, ngày tháng sản xuất và hạn sử dụng được ghi đầy đủ thông tin dễ nhìn.
Chị Đặng Thị Hương, thôn Giang Nam kinh doanh các loại mặt hàng đồ gia dụng, máy móc nông nghiệp, đồ ăn, quần áo do Việt Nam sản xuất, chia sẻ: Mặc dù, là địa phương tiếp giáp ngay với Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy, nhiều mặt hàng xuất xứ từ nước bạn Trung Quốc, với nhiều kiểu dáng bắt mắt, giá cũng khá rẻ; nhưng thường không có bao bì, nhãn mác, hạn sử dụng, nhãn phụ tiếng Việt ghi thành phần nên người dân khu vực biên giới thường tẩy chay không sử dụng.
Nhiều năm trở lại đây, nhu cầu mua và sử dụng hàng hóa do Việt Nam sản xuất ngày càng được đồng bào vùng biên giới tin tưởng, lựa chọn mua nhiều. Do vậy, theo xu hướng thị trường, các cửa hàng tạp hóa địa phương đã lựa chọn những mặt hàng từ máy móc nông nghiệp, dụng cụ lao động, đồ sinh hoạt cá nhân, đồ ăn từ các thương hiệu trong nước sản xuất bày bán, phục vụ cho nhu cầu của người dân biên giới.
Tại thị trấn Đồng Văn, Phó Bảng (Đồng Văn) đa số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mông, Lô Lô, Cờ Lao… Nơi đây, đang trở thành những khu trung tâm buôn bán sầm uất nhất khu vực biên giới.
Du khách tìm mua các sản phẩm do Việt Nam sản xuất khi tham quan thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn. Ảnh: Báo Hà Giang |
Cô Vàng Thị Máy, thôn Phiến Ngài, thị trấn Phó Bảng tâm sự: Đường giao thông khá thuận lợi, nhiều thương lái chở các loại hàng hóa do Việt Nam sản xuất đến bán ở trong thôn, giúp người dân mua hàng thuận tiện. Người dân vùng biên chúng tôi đã nhiều năm nay chỉ tin dùng hàng trong nước sản xuất, hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín, chất lượng cao, giá cũng phải chăng, hay có nhiều chương trình khuyến mại và tặng kèm các sản phẩm. Giờ hàng hóa giả mạo nhiều thương hiệu của nước ngoài, ăn theo nhãn hiệu nổi tiếng, mà giá thành cao. Tôi thường xuyên khuyên bà con trong thôn không sử dụng hàng lậu, hàng nhái, không rõ thành phần, xuất xứ.
Với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, phiên chợ hàng Việt về vùng biên giới đã giúp họ quảng bá, giới thiệu và tiếp cận thị trường và đây cũng là cơ hội nắm bắt nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người dân khu vực biên giới.
Thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa của người dân vùng biên
Trong tháng 4/2022, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hàng loạt các "Phiên chợ hàng Việt về miền núi và hải đảo". Những phiên chợ này đã giúp cho hàng Việt đến gần hơn với người dân vùng sâu vùng xa. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh tiếp cận với thị trường miền núi, hải đảo.
Đầu tiên là phiên chợ hàng Việt tại huyện Minh Long, phiên chợ này có 30 gian hàng của 20 đơn kinh doanh trong và ngoài tỉnh. Đây là cơ hội để người tiêu dùng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận những mặt hàng phù hợp với nhu cầu tiêu dùng. Phiên chợ cũng là cơ hội để doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Qua phiên chợ hàng Việt này, người tiêu dùng tại huyện Minh Long từng bước thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiêu dùng hàng hóa trong nước có uy tín, chất lượng với phương châm “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức hàng loạt các "Phiên chợ hàng Việt về miền núi và hải đảo". Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
Tiếp nối thành công của phiên chợ hàng Việt tại Minh Long, ngày 12/4/2022, tại Trung tâm Truyền thông - Văn hoá - Thể thao huyện Trà Bồng, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND huyện Trà Bồng tổ chức Phiên chợ hàng Việt về huyện Trà Bồng.
Phiên chợ lần này gồm có 36 gian hàng của 24 doanh nghiệp trong tỉnh Quảng Ngãi tham gia với các mặt hàng được giới thiệu, trưng bày tại phiên chợ khá phong phú, đa dạng, phản ánh sinh động thành tựu phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia như: nông sản, lương thực, thực phẩm, đồ uống, hàng gia dụng, quần áo thời trang, đồ thủ công mỹ nghệ, nhớt xe máy, tinh dầu thiên nhiên… Phiên chợ còn có sự góp mặt của các sản phẩm đạt chuẩn OCOP, sản phẩm đặc trưng của các huyện: Sơn Hà, Trà Bồng, Ba Tơ và thành phố Quảng Ngãi.
Cũng nằm trong chuỗi các phiên chợ được tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lần này là phiên chợ hàng Việt về huyện Lý Sơn. Phiên chợ đã huy động 27 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nhà phân phối hàng tiêu dùng trong tỉnh tham gia với với 38 gian hàng.
Các sản phẩm đặc trưng được mang đến người tiêu dùng lần này bao gồm: chè xanh, giống cây trồng, mật ong Minh Long; mây tre đan, thổ cẩm, rượu cần, rau rừng mật ong, rượu cần H’Re, thổ cẩm làng Teng, sản phẩm OCOP của huyện Ba Tơ, huyện Minh Long, thành phố Quảng Ngãi và các mặt hàng tiêu dùng, đồ gia dụng, xe máy Honda Sông Trà, gỗ mỹ nghệ, nước giặt sinh học, nước mắm, đông trùng hạ thảo, nước giải khát, cà phê xanh; sản phẩm truyền thống địa phương như bánh tét, tinh bột nghệ, cá rim, mực rim, cá bống sông Trà và các mặt hàng nhu yếu phẩm khác...
Tăng cường giới thiệu các mặt hàng Việt Nam chất lượng cao tại các nước để thúc đẩy kinh tế Dù với vai trò Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Thái – Việt Nam, hay chủ thương hiệu VT Namnueng có mặt ở 50 tỉnh thành Thái Lan, doanh nhân Việt kiều Hồ Văn Lâm đều có tâm nguyện thúc đẩy các hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm giữa Việt Nam tại Thái Lan và các nước khác. |
Thắt chặt quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó, sửa đổi, bổ sung Điều 13 về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam. Theo đó, từ ngày 15/9, sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trong thời gian 24 giờ, tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thực hiện việc xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu. |