Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông
Bất chấp Trung Quốc phản đối, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ vẫn tập trận ở Biển Đông |
Tàu sân bay Mỹ quay lại tập trận ở Biển Đông |
Tàu cá Trung Quốc đồng loạt ra khơi ngày 16.8. Ảnh: Báo Thanh niên |
Mới đây, một đoạn phim do Đài truyền hình trung ương Trung Quốc đưa lên Twitter ngày 16.8 nói rằng hơn 16.000 tàu cá từ đảo Hải Nam đã ra khơi cùng ngày sau khi lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông kết thúc. Chuyến ra khơi mất khoảng 6-7 ngày. Trong đoạn video, một ngư dân cho hay các ngư dân đã chuẩn bị thực phẩm cho 12 ngày.
Đoạn video còn chiếu cảnh các tàu cá ở Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây hôm 16.8 bắt đầu ra khơi ở vịnh Bắc Bộ để đánh bắt ở “vùng biển mở”.
Cũng theo Sina, nhiều cảng cá ở Hải Nam hôm 16/8 tổ chức các màn múa lân để mừng ngày ra khơi trở lại. Các tàu cá cũng treo cờ mới, giăng lưới đánh cá sẵn sàng cho ngày trở lại biển.
Theo Tân Hoa xã, chỉ tính riêng đảo Hải Nam đã có 16.700 tàu cá chuyên hoạt động ở Biển Đông.
Đáng chú ý, trong thông báo phát ngày 16-8, chính quyền Hải Nam cho biết "sẽ sử dụng hệ thống định vị Bắc Đẩu để liên tục phát các cảnh báo tránh va chạm tới tàu cá trên Biển Đông".
"Các thuyền viên trên tàu cũng sẽ được nhắc nhở neo đậu tránh xa các tuyến đường vận tải biển đông đúc", Tân Hoa xã thông tin thêm.
Tàu cá Trung Quốc luôn ra khơi theo từng nhóm lớn - Ảnh: Báo Tuổi trẻ |
Trước đó, hồi tháng 5, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa xã thông báo cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông" ở khu vực phía bắc đến vĩ tuyến 12 độ bắc từ ngày 1/5 đến ngày 16/8.
Truyền thông Trung Quốc gọi lệnh cấm đánh bắt cá năm nay là lệnh cấm khắc nghiệt nhất trong lịch sử khi nước này áp dụng một số công nghệ mới như định vị vệ tinh, giám sát video, quản lý kho dữ liệu lớn để giám sát lệnh cấm.
Trung Quốc đã đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ năm 1999 nhưng theo Tân Hoa xã, "chưa năm nào nghiêm khắc như năm nay".
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết một loạt công nghệ mới đã được sử dụng để giám sát lệnh cấm từ định vị vệ tinh, giám sát thông qua video trực tiếp và big data.
"Tỉnh Quảng Đông đã tiến hành 5.605 chuyến tuần tra, trong đó 1.768 trường hợp vi phạm đã bị xử lý, 1.691 tàu đánh cá bất hợp pháp bị bắt giữ và 630.000m2 lưới đánh cá bị tịch thu hoặc phá hủy", Tân Hoa xã nêu số liệu.
Cách khai thác kiểu tận diệt của các tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông đã vấp phải sự chỉ trích và lo ngại của các tổ chức bảo vệ môi trường. Các tàu bắt sò tai tượng của Trung Quốc là nỗi ám ảnh với các rạn san hô gần Philippines.
Trước đó hôm 8.5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc ban hành thông báo cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 1.5 - 16.8 và triển khai biện pháp thực thi thông báo này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp luật pháp quốc tế.
Là quốc gia ven Biển Đông và thành viên Công ước của Liên Hợp Quốc về luật Biển năm 1982, Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán tại các vùng biển của mình được xác lập phù hợp Công ước, đồng thời cũng được hưởng các quyền lợi hợp pháp khác trên biển theo quy định của Công ước. Việt Nam bác bỏ quyết định đơn phương này của phía Trung Quốc".
Năm 2017, Bắc Kinh đã ngang ngược đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông năm 2017, thời hạn từ ngày 1-5 đến 16-8, bao gồm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một phần vịnh Bắc bộ, và bãi cạn Scarborough. Tờ Thời báo Hoàn cầu của chính quyền Trung Quốc dẫn nguồn các quan chức tỉnh Hải Nam ước tính khoảng 18.000 tàu cá sẽ tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc kéo dài 108 ngày kết thúc hôm 16-8. Tờ SCMP hôm 3/9/2017 dẫn lời một ngư dân tên Bao ở cảng Tanmen, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc cho biết các tàu đánh cá đã ra khơi ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước này được tháo dỡ vào hôm 16-8. Người này khẳng định: “Không cần phải lo lắng gì cả vì chúng tôi có tàu của chính phủ bảo vệ”. Năm 2016, gần 8.000 tàu cá của tỉnh Hải Nam đã đồng loạt ra khơi sau khi lệnh cấm đánh bắt hết hiệu lực sau 12h trưa ngày 1/8. Ngoài ra các tàu cá của tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông cũng tiến vào Biển Đông sau hai tháng rưỡi nghỉ ngơi. Năm 2013, hơn 9.000 tàu cá cùng 350.000 ngư dân của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc được cho là sẽ kéo ra Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh bắt cá vô căn cứ do nước này đơn phương trái phép ban hành hết hiệu lực vào 12 giờ trưa ngày 1/8. |
Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt 3 tháng trên vùng biển Nam Mỹ Trung Quốc đã ban lệnh cấm câu mực kéo dài 3 tháng trên vùng biển Nam Mỹ với lý do "thúc đẩy phát triển bền ... |
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông Ngày 4/5, Hội Nghề cá Việt Nam có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Ngoại giao và Ban đối ngoại Trung ... |
Trung Quốc lại ngang nhiên áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông Trung Quốc vừa ngang ngược đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè bắt đầu từ trưa 1/5 ở Biển Đông. Lệnh ... |