Hải quân Mỹ như "hổ mọc thêm cánh" tăng khả năng tác chiến toàn cầu
Hải quân Mỹ từ lâu đã nhận biết được những mối đe dọa tại các vùng ven biển và sự cần thiết phải tác chiến ở những vùng nước nông gần bờ. Nhưng Mỹ vẫn gặp khó khăn trong việc tạo ra một lực lượng chiến đấu có năng lực về tốc độ, mức độ hủy duyệt và khả năng ngăn chặn. Nhóm tàu viễn chinh chiến đấu [ESG - Mô hình Hải quân Mỹ đưa ra vào đầu những năm 1990 để thực hiện các nhiệm vụ viễn chinh] đang quay lại "mốt" với đội ngũ Thủy quân lục chiến; một tàu khu trục mới có thể nhanh chóng xuất hiện và các tàu chiến ven bờ LCS vẫn đang tìm kiếm một nhiệm vụ chiến đấu có thể trụ vững. Tuy nhiên, những lựa chọn như vậy sẽ đòi hỏi rất nhiều những tàu chiến lớn, đắt đỏ và những tàu này đã là trung tâm của hạm đội tàu nổi từ rất lâu nay. Điều mà Thủy quân lục chiến cần là một biện pháp bổ sung cho những các loại tàu chủ lực hiện có - những tàu tấn công nhanh là vũ khí chiến lược có thể triển khai trên toàn cầu.
Nhược điểm của tàu loại nhỏ
Không chỉ trong Thế Chiến II, Hải quân Mỹ có hạm đội những tàu chiến nhỏ PT [loại tàu tuần tra phóng ngư lôi]. Trong thập niên 1970-1980, kết hợp với các đồng minh NATO, Hải quân Mỹ đã thử xây dựng một hạm đội tàu tuần tra hủy diệt trên 30 tàu. Nhu cầu và kế hoạch đưa ra rất đúng đắn. Nhưng sau khi đô đốc Elmo Zumwalt, Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Mỹ, là người chỉ đạo chính trong chương trình nghỉ hưu - Hải quân Mỹ lại dành tiền cho các tàu chủ lực lớn hơn. Điều này khiến cho chương trình dở dang và kết quả là chỉ sản xuất được 6 tàu lớp Pegasus.
Tàu chiến ven bờ của Hải quân Mỹ. |
[Chú thích Ảnh01: Tàu chiến ven bờ của Hải quân Mỹ]
Trong thập kỷ trước, Hải quân Mỹ cũng đã cố gắng thoát khỏi lối mòn suy nghĩ. Họ xác định những nhu cầu ở vùng ven biển với việc đưa ra những thiết kế và năng lực cần thiết của tàu chiến ven bờ LCS nhưng đã thất bại nặng nề. Được thiết kế để trở thành một nền tảng đa nhiệm vụ, LCS thiếu khả năng trong hầu hết các khía cạnh mà Hải quân Mỹ muốn có. Nó không tăng cường và bổ sung được năng lực cho nhóm tàu sân bay chiến đấu. LCS cũng không có năng lực phòng không giúp cho các tàu đổ bộ hay trong vai trò độc lập của chính mình. Nó cũng không được chỉnh sửa để trở thành một vũ khí chống hạm hay chống tàu ngầm. LCS là nguyên mẫu được thiết kế để cung cấp sự trợ giúp thuận lợi cho các nước với lá cờ Mỹ bay trên vùng ven biển, nhưng nó không thể chống lại những mối đe dọa đang nổi lên hiện nay.
Tàu hộ tống loại nhỏ: Nhanh và chết chóc
Điều mà Hải quân Mỹ thiếu là những tàu tên lửa nhỏ, nhanh, tàng hình và có khả năng gây hủy diệt cao, hoạt động hiệu quả ở vùng ven biển. Đó chính là những tàu hộ tống loại nhỏ. Hải quân Mỹ đã có hợp đồng hay thử nghiệm nhiều biến thể của loại tàu này kể từ khi có một số ít tàu lớp Pegasus. Nhưng vì lý do nào đó, họ đã ngừng chúng lại. Đây là một sai lầm. Có thể một trong những nguyên nhân là do những chiếc tàu nhỏ không thể di chuyển qua các đại dương một cách êm ả. Các loại tàu này cần có những căn cứ quân sự nằm gần với khu vực chúng hoạt động.
Hai đại úy hải quân Colin Bernard và Ian Sunstrum đã có những lý luận rất hay về loại tàu chiến theo kiểu tàu hộ tống trong một bài báo vào tháng 11.2018 nhan đề "Đừng mua một tàu tuần tra mới của Mỹ - Hãy mua tàu của Đức". Nhưng với những bài viết khác biện minh cho khả năng tốt hơn của những tàu tuần tra, họ đã thất bại trong việc thay đổi vai trò của việc sử dụng những tàu tuần tra. Những tàu tên lửa nhỏ không đủ chức năng của một tàu tiêu chuẩn để đáp ứng các như cầu cần thiết để một nước gần biển có thể phóng chiếu sức mạnh ra 7 đại dương[1] - Nhưng đó là vì Mỹ thiếu đi sự tưởng tượng về cách sử dụng chúng.
Phương tiện kết nối tàu-bờ của Hải quân Mỹ. Tàu đổ bộ đệm khí LCAC. |
Với mối de dọa gia tăng từ các loại đạn chống hạm ở vùng bờ biển, Thủy quân Lục chiến cùng với Hải quân Mỹ đang thử nghiệm các biện pháp để thực thi các nhiệm vụ xa hơn đường chân trời. Chiến lược biển[2] sử dụng các nền tảng cơ động để tập hợp, triển khai, chỉ huy, phóng chiếu, tái lập và tái sử dụng quyền lực biển ở một khoảng cách mà máy bay và những khí tài, phương tiện kết nối tàu-bờ[3] trên mặt nước có thể di chuyển tới vùng bờ biển hay một bãi biển một cách nhanh chóng hơn. Có một vài lỗ hổng trong chiến lược biển hiện tại, không chỉ là sự thiếu hụt các phương tiện bảo vệ tốc độ cao cho phương tiện kết nối tàu-bờ và hỗ trợ hỏa lực tầm gần sát biển.
Giải pháp cho vấn đề ven biển của Hải quân Mỹ là kết hợp chiến lược biển với những khái niệm về tấn công nhanh trong Thế Chiến II và Chiến Tranh Lạnh. Những tàu lớp bến đổ bộ loại cũ như USS Whidbey Island (LSD-41), có phần boong lớn được thiết kế để vận chuyển những phương tiện kết nối tàu-bờ của Thủy quân lục chiến (tàu đổ bộ đệm khí LCAC và tàu đổ bộ LCU). Nhưng thay vì chuyên chở những phương tiện kết nối tàu-bở thì tại sao lại không đặt lên bong của tàu đổ bộ hai tàu hộ tống tên lửa lớp Skjold (đang được Hải quân Na Uy sử dụng) hay những tàu tương tự như vậy.
Tàu tên lửa hộ tống loại nhỏ lớp Skjold của Hải quân Na Uy. |
Là một trong những tàu nổi chạy nhanh nhất, Skjold có vận tốc lên đến 60 hải lý/giờ, chuyên chở được 8 tên lửa tấn công của hải quân, một pháo OTO Melara 76-mm và đoàn thủy thủ khoảng 20 người.
Chuyên chở thêm nhiên liệu và tên lửa để tái vũ trang, một mẫu hạm cho tàu hộ tống có thể nhanh chóng triển khai hai tàu hộ tống tàng hình như Skjold trong tầm xa 800 hải lý, có khả năng đe dọa các hạm đội mặt nước hay căn cứ hải quân của đối thủ với các tên lửa đất đối đất. Sử dụng phương thức này, Hải quân Mỹ có thể sử dụng những tàu vận tải viễn chinh hiện có [như tàu lớp Lewis B. Puller ESB-3 hay Montford Point T-ESD-1] để chuyên chở 4 hoặc 5 tàu hộ tống tên lửa đến chiến trường mà mình lựa chọn, cung cấp khả năng tập hợp các tàu tấn công nhanh và tạo ra vấn đề mới cho địch thủ ngay trên vùng biển của chính họ.
Cạnh tranh tại vùng ven biển của đối thủ
Hạm đội của Iran nhỏ nhưng có năng lực đe dọa các tàu chủ lực của Mỹ ở gần vùng Vịnh Ba Tư. Hãy tưởng tượng trong mỗi hạm đội của Hải quân Mỹ có nhiều mẫu hạm chở tàu hộ tống , với mỗi chiếc chuyên chở 4 tới 5 tàu. Có năng lực này, Mỹ có khả năng giữ các tàu chủ lực ở khoảng cách an toàn với các tàu tuần tra của Iran cùng pháo chống hạm bờ biển. Điều đó sẽ tạo ra khả năng cơ động mới của Mỹ không chỉ để bảo vệ các vũ khí của mình mà còn gây ra mối đe dọa với các vũ khí trên biển và trên bờ của Iran.
Mẫu hạm cho tàu hộ tống cũng sẽ có tầm quan trọng khi sử dụng ở Biển Đông - nơi tự do hàng hải đang bị đe dọa. Có thể dùng chúng để chống lại hạm đội nước sâu đang phát triển của Trung Quốc hay các tàu tên lửa Type 022 (lớp Houbei). Những nước đối tác trên chuỗi đảo có thể được sử dụng như căn cứ tạm thời để huấn luyện, tuần tra và đảm bảo tự do hàng hải. Trong khi đó, mẫu hạm cho tàu hộ tống có thể dùng để di chuyển, duy trì và tái nạp nhiên liệu cho hạm đội.
Phương pháp này cũng tạo ra một cơ hội của Mỹ trên Biển Đen, nơi Nga đang gia tăng sức mạnh áp chế Ukraine và Georgia với hạm đội Biển Đen của mình. Công ước Montreux năm 1936 cho Thổ Nhĩ Kỳ quyền kiểm soát eo biển Thổ Nhĩ Kỳ và quy định việc di chuyển của các tàu chiến hải quân. Trong đó, tổng trọng tải của các tàu chiến của những nước không có chủ quyền trên Biển Đen phải ở dưới 30.000 tấn khi vào vùng biển này. Vì thế, thường không có quá 2 tàu chiến Mỹ có thể vào Biển Đen cùng lúc. Vì có trọng lượng dưới 1.000 tấn, nhiều tàu hộ tống có thể triển khai trên Biển Đen cùng với một tàu chủ lực lớn mà không vi phạm công ước. Điều này giúp tạo ra một đối trọng cân bằng với Nga và cho phép Mỹ huấn luyện và có những hỗ trợ khác với các đối tác của mình trên Biển Đen. Đáng chú ý hơn nếu Thổ Nhĩ Kỳ coi mẫu hạm như một tàu hỗ trợ. Khoản II B(6) trong công ước cho phép tàu hỗ trợ, được định nghĩa là những con tàu "không được chế tạo như tàu chiến" có thể không bị giới hạn về trọng tải.
Tàu nâng bán ngầm trọng tải nặng Tern. |
Những tàu hộ tống nhỏ cũng cung cấp những năng lực khác bổ sung cho đội ngũ Thủy quân lục chiến. Tốc độ và pháo 76-mm khiến chúng trở thành đội hộ tống lý tưởng cho những tàu đổ bộ tấn công. Với không gian cho thiết bị phóng nhỏ, chúng có thể chuyển các thiết bị không người lái tự động của hải quân, cùng các tàu ngầm nhỏ, tạo ra một giải pháp nhanh để đưa tàu tới các khu vực cần thông tin tình báo, giám sát và trinh sát. Nó cũng có thể chuyên chở một số lượng nhỏ đặc nhiệm nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn hay các chiến dịch khác. Với kỹ thuật hiện tại, các tàu hộ tống này có thể trở thành tàu bán tự động và được điều khiển từ mẫu hạm.
Việc vận chuyển các tàu chiến nhỏ tới những chiến trường xa trên một tàu hỗ trợ không phải là một khái niệm mới. Điểm mới ở đây là những tàu mẫu hạm này được sử dụng như một phương tiện có khả năng đưa các tàu nhỏ độc lập hay với số lượng lớn, cung cấp công tác bảo dưỡng, neo đậu, tái nạp nhiên liệu, tái vũ trang cho các tàu nhỏ trên biển. Trong kho tàu của Hải quân Mỹ, các tàu vận tải viễn chinh có thể được cải tạo để trở thành mẫu hạm cho tàu hộ tống. Những tàu nâng bán ngầm trọng tải nặng như Blue Marlin hoặc Tern cũng là phương tiện lý tưởng để thực hiện việc cải tạo.
Nhanh, Rẻ và Hiệu quả
Hải quân Mỹ đang có rất nhiều loại tàu cùng với khả năng vô hạn để chỉnh sửa kích cỡ, tầm hoạt động, độ tự động của các tàu hộ tống tên lửa trong tương lai. Hiện đã có nền tảng kỹ thuật để thực thi với mức chi phí rất nhỏ so với việc chế tạo các tàu chủ lực mới. Với chiến lược chuyên biệt để đưa các tàu hộ tống tới chiến trường một cách nhanh chóng, Hải quân Mỹ có thể phóng chiếu năng lực tác chiến ở vùng gần bờ biển trên khắp thế giới. Các mẫu hạm cho tàu hộ tống có thể tự triển khai hay kết hợp với những nước đồng minh. Tàu hộ tống cho phép Mỹ thực hiện tốt hơn các chiến dịch an ninh hàng hải cùng với các đồng minh vì các loại tàu của các bên tương đồng và tác chiến giống như nhau.
Phương pháp sử dụng mẫu hạm cho tàu hộ tống cùng với nhiều tàu chiến nhỏ tương đồng với chiến lược mới nhất của Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Mỹ, nhằm theo kịp kỹ thuật và chiến thuật của các đối thủ (như Trung Quốc và Nga) trong những khu vực đang tranh chấp cũng như khi có thể xảy ra chiến tranh. Liệu người Iran tại Vịnh Ba Tư, người Nga tại Biển Đen hay Baltic và người Trung Quốc có dám gây hấn với những tàu buôn khi có từ 3 tới 5 tàu hộ tống tên lửa của Mỹ đang nhanh chóng hướng tới vị trí của họ?
[1]: 7 đại dương chỉ toàn bộ đại dương trên thế giới. Bảy Đại dương được tham chiếu trong văn học Ả rập thời Trung cổ: Vịnh Ba Tư (Biển Ba Tư), Vịnh Khambhat (Biển Larwi), Vịnh Bengal (Biển Harkand), Eo biển Malacca (Biển Kalah), Eo biển Singapore (Biển Salahit), Vịnh Thailand (Biển Kardanj), và Biển Đông (Biển Sanji).
[2]: Chiến lược biển - Sea basing: là một khái niệm chiến lược được định nghĩa bằng rất nhiều những phương thức trái ngược nhau. Nó chính thức là một khái niệm kết hợp, nhưng thường được Hải quân Mỹ sử dụng để biện minh cho ngân sách ngày càng tăng của mình.
[3]: Phương tiện kết nối tàu-bờ: Hải quân Mỹ sử dụng từ connector để chỉ các phương tiện vận chuyển nhỏ kết nối tàu bờ.