Hà Nội thu hơn 8,9 nghìn tỷ đồng từ đất đai 5 tháng đầu năm
Ảnh minh họa |
Cụ thể, theo báo cáo, 5 tháng đầu năm nay, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thủ đô ước thực hiện 227,3 nghìn tỷ đồng, đạt 55,6% dự toán pháp lệnh năm và tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó: Thu nội địa 215,9 nghìn tỷ đồng, đạt 57% và tăng 12,9%; thu từ dầu thô 1,6 nghìn tỷ đồng, đạt 53,7% và tăng 36,9%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 9,8 nghìn tỷ đồng, đạt 36,3% và tăng 6,1%.
Một số lĩnh vực thu chủ yếu trong thu nội địa 5 tháng đầu năm 2024: Thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước thực hiện 41,9 nghìn tỷ đồng, đạt 59,4% dự toán năm và tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 14,9 nghìn tỷ đồng, đạt 55,7% và tăng 15,8%; khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước 48,3 nghìn tỷ đồng, đạt 61,4% và tăng 19,6%; thuế thu nhập cá nhân 23 nghìn tỷ đồng, đạt 56% và tăng 18,6%; thu tiền sử dụng đất hơn 8,9 nghìn tỷ đồng, đạt 24,8% và gấp 3,2 lần; thu lệ phí trước bạ 2,8 nghìn tỷ đồng, đạt 43,4% tăng 3,1%; thu phí và lệ phí 9,6 nghìn tỷ đồng, đạt 49,3% và tăng 30,1%...
Liên quan đến việc này, mới đây, báo cáo kết quả thực hiện ngân sách năm 2023 gửi tới Quốc hội, Bộ Tài chính cho biết, số thu tiền sử dụng đất đạt 153.500 tỷ đồng trong năm 2023, tăng 2,3% so với dự toán và báo cáo Quốc hội. Lý do là nhiều địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, hoàn tất thủ tục đấu giá đất, thu hồi nợ đọng của các dự án. Trong đó, ba địa phương tăng thu tiền sử dụng đất hơn nghìn tỷ là Nghệ An (tăng gần 3.300 tỷ đồng), Thái Nguyên (hơn 1.400 tỷ) và Hà Nam (gần 1.100 tỷ). Nhiều địa phương cũng tăng thu ngân sách so với báo cáo Quốc hội là Huế, Quảng Nam, Kiên Giang, Tây Ninh...
Tuy nhiên, theo báo cáo, hai đô thị lớn nhất là TP.HCM và Hà Nội đều không đạt dự toán, giảm thu tiền sử dụng đất lần lượt 6.900 tỷ đồng và 2.000 tỷ đồng. Nhiều địa phương khác cũng giảm số thu tiền sử dụng đất so với năm 2022 như Quảng Ninh, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Phước...
Nguyên nhân được Bộ Tài chính nêu ra là thị trường bất động sản vẫn chưa phục hồi, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Việc duyệt dự án đấu thầu, đấu giá, giải phóng mặt bằng còn vướng mắc. Nhiều địa phương còn đùn đẩy trách nhiệm, công tác chuẩn bị đầu tư chưa chủ động./.
Đại học Hải Phòng: sôi nổi các hoạt động đối ngoại nhân dân Với chủ trương mở rộng quan hệ đối ngoại, đối tác, đa dạng hóa các nội dung hoạt động, công tác đối ngoại nhân dân và hợp tác quốc tế của Trường Đại học Hải Phòng trong thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. |
An Khang, Pharmacity đang ở đâu khi Long Châu tiến đến mục tiêu 1.900 cửa hàng, bành trướng sang mảng tiêm chủng? Trong khi hai chuỗi nhà thuốc An Khang và Pharmacity vẫn loay hoay làm sao để mô hình bán lẻ thuốc hiệu quả thì Long Châu đã bắt đầu tìm kiếm tăng trưởng mới thông qua kế hoạch chuyển đổi từ bán lẻ sang nền tảng chăm sóc sức khỏe. |