Hà Nội sẽ tiếp tục nới lỏng nhiều dịch vụ sau ngày 21/9?
Hoàng Nam 16/09/2021 21:00 | Cần biết
![]() |
Hà Nội sẽ tiếp tục nới lỏng nhiều dịch vụ sau ngày 21/9? - Ảnh minh họa |
Chiều 16/9, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã họp, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.
Kết luận hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao kết quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP thời gian qua, nổi bật là đã tiêm phòng 100% cho người dân có đủ điều kiện.
Ban Thường vụ Thành ủy giao Ban Cán sự Đảng UBND TP từ nay đến ngày 21/9 xác định cụ thể các điểm cách ly, phong toả để chỉ đạo tiếp tục nới lỏng một số hoạt động, dịch vụ.
Sau ngày 21/9, cần có xem xét, đánh giá tổng thể về tình hình dịch bệnh, đặc biệt là dự báo về nguy cơ của ngành chuyên môn, phối hợp và thống nhất phương án với các tỉnh, TP lân cận; tham khảo ý kiến của các cơ quan Trung ương để có phương án cụ thể đối với việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong giai đoạn mới trên quan điểm thận trọng, nới lỏng nhưng phải bảo đảm kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Áp dụng triệt để các biện pháp phòng, chống dịch ở mức cao nhất đối với các điểm đang thực hiện cách ly, phong tỏa. Đồng thời, thường xuyên có sự điều chỉnh linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Ban Thường vụ Thành ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân không được chủ quan, tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm thông điệp “5K” ngay cả khi đã thực hiện việc tiêm vaccine phòng COVID-19.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ khi mở cửa hoạt động kinh danh trở lại phải đáp ứng yêu cầu về phòng, chống dịch, khuyến khích bán hàng mang về, đặc biệt phải có mã QR Code để 100% khách hàng thực hiện quét mã phục vụ công tác khai báo, truy vết bảo đảm phòng, chống dịch.
Từ 12 giờ trưa ngày 16/9, tại 19 quận, huyện, thị xã của Hà Nội được mở cửa một số dịch vụ trở lại gồm: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cửa hàng ăn uống được bán mang về.
Các quận huyện này bao gồm: Ba Đình, Ba Vì, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đan Phượng, Gia Lâm, Hoài Đức, Long Biên, Mê Linh, Mỹ Đức, Nam Từ Liêm, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Oai, Ứng Hòa và Tây Hồ.
Hiện, các địa bàn vẫn thực hiện Chỉ thị 16 gồm 6 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông và 5 huyện: Thạch Thất, Thanh Trì, Thường Tín, Chương Mỹ và Đông Anh.



Truyền hình

Ngắm hoa kèn hồng đẹp rạng ngời những con đường thành phố Hồ Chí Minh
Đáng chú ý
Việt Nam có thể đón 4,5 triệu du khách Trung Quốc trong năm 2023

Bài viết mới
Quy định mới về khung giá bán lẻ điện bình quân

Bốn cách tra cứu thông tin về Bảo hiểm y tế

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.