Hà Nội sẽ chi trả hỗ trợ cho người dân khó khăn trước 30/4
Hà Nội: Từ hôm nay 23/4, hàng ăn, TTTM mở cửa trở lại, trà đá chưa được hoạt động |
Cơ quan nào kê khai, chi trả hỗ trợ các đối tượng thuộc nhóm được hưởng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ vì dịch Covid-19? |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý (Ảnh: Tuoitrethudo) |
Phát biểu tại cuộc họp ông Nguyễn Hồng Dân, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Sở đã nhận được danh sách của 20/30 quận huyện, thị xã đã thống kê các đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 42 của Chính phủ.
Theo khảo sát thực tế trong thời gian qua, toàn thành phố Hà Nội có số lượng lớn người lao động thuộc 240 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động nằm trong diện được hỗ trợ. Để khảo sát hết số doanh nghiệp này trong thời gian ngắn là rất khó, vì vậy rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các quận, huyện thì mới hoàn thành thống kê và lên được danh sách người bị ảnh hưởng.
Dự kiến những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn sẽ nhận được hỗ trợ trước ngày 30/4.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Văn Quý cho rằng, thành phố khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức làm việc trực tuyến. Đối với công tác vận chuyển hàng hóa, hành khách liên tỉnh, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải. Các phương tiện giao thông công cộng thực hiện theo kết luận của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố ngày 22/4.
Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc phòng, chống dịch tại các cơ sở trên địa bàn. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên ngành hướng dẫn cụ thể công tác phòng, chống dịch đối với mỗi loại hình sản xuất kinh doanh dịch vụ, trường học. Sở Y tế rà soát, tính toán các phương án, kịch bản dịch bệnh trong tình hình mới; mua sắm trang thiết bị để sẵn sàng khi dịch bệnh xảy ra.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục dừng hoạt động một số dịch vụ như du lịch, vui chơi giải trí, rạp chiếu phim, các cơ sở kinh doanh quán bar, karaoke, game Internet, massage, nhà hát… Đây là những hoạt động tập trung đông người, dễ có nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.
Đối với đề xuất của Sở Giao thông Vận tải về các tuyến đường liên tỉnh đi qua 2 huyện Mê Linh và Thường Tín, Phó Chủ tịch Ngô Văn Quý đồng ý để các phương tiện đi qua nhưng phải kiểm soát chặt chẽ và tuân thủ đúng các quy định.
Bà Trần Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Trong hai ngày 23 và 24/4, hầu hết các siêu thị và Trung tâm Thương mại đã mở cửa trở lại, song một số gian hàng trong Trung tâm Thương mại chưa kịp chuẩn bị nên vẫn còn đóng cửa. Khảo sát tại các chợ dân sinh, lãnh đạo Sở Công Thương cho biết, tất cả hệ thống phân phối hàng hóa phục vụ nhu cầu đời sống người dân đảm bảo đáp ứng đủ. Ngoài thịt lợn, giá cả các mặt hàng rau củ quả, thủy hải sản, gia súc gia cầm… có xu hướng giảm.
Đặc biệt, bà con tiểu thương tại các chợ cóc đã chuyển đổi phương thức hoạt động bằng xe máy hoặc xe lưu động… ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch. Sở Công Thương kiến nghị các quận, huyện, thị xã phối hợp tiếp tục đồng hành cùng ngành Công Thương thực hiện tốt chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp, hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Chính phủ; chỉ đạo xử lý nghiêm các chợ cóc phát sinh.
Từ hôm nay, Hà Nội chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội tháng 4, 5/2020 tại nhà Từ ngày 16/4 - 10/5, Bảo hiểm xã hội TP.Hà Nội bắt đầu chi trả lương hưu, trợ cấp tại nhà cho hơn 440.000 người thụ hưởng. |
Hà Nội: Hơn 2.200 người nghèo được hỗ trợ từ “máy ATM” rút gạo Dự kiến trong thời gian tới sẽ có 10 “máy ATM” rút gạo được lắp đặt tại 10 quận, huyện ở Hà Nội, giúp người ... |
Không để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách khi hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 Sáng 8/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường để xem xét, cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người ... |