Hà Nội lập chốt cứng ở 30 điểm để khoanh vùng đỏ
Hết hạn giãn cách, Hà Nội sẽ thiết lập 3 vùng để chống dịch Sau khi kết thúc đợt giãn cách xã hội thứ 3 vào ngày 6/9, Hà Nội sẽ thiết lập 3 vùng để có các biện pháp chống dịch COVID-19 phù hợp. Nguyên tắc phân vùng căn cứ theo mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất. |
Hà Nội lập 6 tổ liên ngành để kiểm tra, xử lý người ra đường không rõ lý do Các tổ công tác liên ngành hoạt động theo mô hình 141, vừa tổ chức cắm chốt, vừa tuần tra lưu động tại các thời điểm có đông người lưu thông, tại những "điểm nóng" về giao thông quan trọng. |
Chốt cứng được thiết lập ở Hà Nội |
Theo thông tin từ UBND Hà Nội, đến 23h ngày 3/9, Sở Xây dựng đã phối hợp với các địa phương hoàn thành việc lắp đặt chốt cứng tại 16 cây cầu trên địa bàn Hà Nội.
16 cầu có chốt cứng là Liên Mạc 2; cầu Phố Viên; cầu Noi; cầu Khu CN Bộ Công an; Đông La; Bích Hòa 2; Trạm bơm Khe Tang; cầu Mỹ Hưng; cầu Đen; cầu Dương Hiền; Hoàng Xá 2; cầu Khánh Vân; cầu làng Phúc Am; Duyên Thái; 2 vị trí trên đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Ngoài 16 cầu trên, Sở Xây dựng đang phối hợp với chính quyền địa phương để trong ngày 4/9 hoàn thành chốt cứng 14 cầu còn lại, gồm cầu Đại học Vân Canh; cầu cạnh cầu sông Đáy; cầu cạnh hồ câu sông Đáy; cầu Lại Dụ; Mai Lĩnh cũ; cầu Đồng Hoàng; cầu xóm sông Cầu (cầu sắt); Hoàng Xá 1, Đỗ Hà; cầu Văn Xá; cầu cạnh cocacola; lối lên cao tốc từ đường kênh Hồng Vân; cầu kẹ qua kênh Hồng Vân; đê Hồng Vân.
Sau khi hoàn thành, Sở Xây dựng sẽ bàn giao các chốt cho địa phương quản lý. Người dân không di chuyển qua 30 chốt cứng này.
Còn tại 10 quận, huyện thuộc khu vực "vùng đỏ", Công an Hà Nội sẽ lập 39 chốt trực và 21 chốt cấp TP có mật độ giao thông cao. Các quận, huyện này gồm Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Trì và một phần Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.
Mỗi chốt có 16 cán bộ, chiến sĩ; 9 chốt do quận, huyện quản lý (mỗi nơi 9 cán bộ, chiến sĩ) và 9 chốt do xã, phường, thị trấn quản lý (mỗi nơi 4 cán bộ, chiến sĩ).
Tại các chốt, lực lượng chức năng dừng phương tiện, đo thân nhiệt, yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra giấy đi đường, kiểm tra phương tiện được phép vận chuyển hàng hóa thiết yếu.
Người đi đường có thể phải test nhanh Covid-19 nếu được yêu cầu, khử trùng; kiểm tra, đối chiếu kết quả xét nghiệm, chủ động sàng lọc toàn bộ người được phép đi vào "vùng đỏ".
Sau ngày 6/9, Hà Nội tiếp tục chia 3 phân vùng giãn cách xã hội để vừa chống dịch vừa phục hồi sản xuất. Vùng 1 có nguy cơ rất cao (tập trung ở nội đô) tiếp tục thực hiện theo Chỉ thị 16, còn lại 2 vùng (khu vực ngoại thành) sẽ áp dụng các biện pháp theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng.
Danh sách cụ thể và vị trí các chốt như sau: 1. Chốt cầu Thăng Long: vị trí Đại lộ Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh (gồm 2 chốt) 2. Chốt Cống Liên Mạc: vị trí đường Liên Mạc- An Dương Vương, quận Nam Từ Liêm (chốt tại 2 bên đầu cống). 3. Cầu Diễn: vị trí đường 32, quận Nam Từ Liêm (chốt vào trước số 36 Cầu Diễn, chốt ra ở ngã ba Hồ Tùng Mậu- Hoàng Công Chất). 4. Cầu vượt song Nhuệ: vị trí phố Trịnh Văn Bô, quận Nam Từ Liêm (chốt tại 2 đầu cầu). 5. Cầu Ngà: vị trí ĐT70A, quận Nam Từ Liêm (1 chốt tại vòng xuyến chân cầu vượt). 6. Cầu sông Đáy: vị trí Đại lộ Thăng Long cắt qua sông Nhuệ, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức (gồm 4 chốt chiều ra Km7 Đại lộ Thăng Long đối diện Cảnh sát Biển; chiều vào Km 17+800; Chân cầu An Khánh và chốt cầu Hoàng Xá). 7. Cầu: vị trí Cổng 1, khu đô thị mới An Lạc Green Symphony, Vân Canh (1 chốt phục vụ người dân trong khu vực di chuyển từ các xã thuộc huyện Hoài Đức đến TL70 và ngược lại). 8. Cầu 72II: vị trí đường 72 xã Vân Côn, huyện Hoài Đức. 9. Cầu Cù Sơn: vị trí đường Cù Sơn, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức. 10. Cầu Tân Phú: vị trí đường Tân Phú, xã Tây Phú, huyện Quốc Oai. 11. Cầu Mai Lĩnh: vị trí QL6, quận Hà Đông (gồm 2 chốt 2 đầu cầu). 12. Ngã ba đê Tả Đáy: vị trí xã Cao Viên, huyện Thanh Oai. 13. Cầu Thạch Bích: vị trí QL21B, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai. 14. Cầu Khê Tang: vị trí đường trục phía Nam, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (chốt 2 đầu). 15. Cầu Qua: vị trí đường xóm sông Cầu, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín. 16. Cầu Quán Gánh: vị trí QL1A, xã Nhị Khê, Thường Tín (2 chốt 2 đầu cầu). 17. Ngã 3 đê Hữu Hồng – Trạm bơm Hồng Vân: vị trí đê sông Hồng, xã Ninh Sở, Thường Tín. 18. Cầu Thanh Trì: vị trí Vành đai 3, QL1A (2 chốt tại đầu cầu phía Gia Lâm và đầu cầu phía Hoàng Mai). 19. Cầu Vĩnh Tuy (gồm 2 chốt tại 2 đầu cầu). 20. Cầu Chương Dương (3 chốt gồm 2 chốt chiều ra và 1 chốt chiều vào. Cụ thể, chốt 1 tại điểm quay đầu trước số nhà 135 Nguyễn Văn Cừ; chốt 2 Trần Nhật Duật- Chợ Gạo; chốt 3 tại Đê 401 lối lên cầu Chương Dương). 21. Cầu Long Biên (2 chốt 2 đầu cầu: chốt 1 Trần Nhật Duật lối lên cầu Long Biên; chốt 2 ngõ 2 phố Long Biên). 22. Cầu Nhật Tân ( 3 chốt: chốt 1 An Dương Vương rẽ phải lối lên cầu Nhật Tân, chốt 2 Võ Chí Công lối rẽ An Dương Vương; chốt 3 Võ Nguyên Giáp lối lên cầu Nhật Tân). |
Sáng 4/9, Hà Nội có thêm 6 ca dương tính SARS-CoV-2 Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 18h ngày 3/9 đến 6h ngày 4/9, thành phố ghi nhận 6 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, đều đã được cách ly từ trước. |
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 phân vùng phòng chống dịch Covid-19 của Hà Nội Tối 3/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-UBND tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố. Theo đó, thành phố phân chia ra 3 vùng "đỏ, cam, xanh" dựa trên mức độ nguy cơ. Các vùng này sẽ được áp dụng các mức giãn cách khác nhau, thời gian thực hiện từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9. |
Hà Nội công bố 3 nhóm ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian tới Ba nhóm được Hà Nội ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian tới là người mắc bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai hơn 13 tuần. |