Hà Nội: Có thể hạn chế/dừng các dịch vụ không thiết yếu tùy cấp độ dịch
Hà Nội tăng cấp độ dịch COVID-19 tại 12 quận, huyện Theo công bố ngày 3/12, thành phố Hà Nội có 12 quận, huyện tăng cấp độ dịch COVID-19, từ cấp độ 1 lên cấp độ 2. |
Hà Nội nâng cấp độ dịch COVID-19 ở nhiều khu vực Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội vừa có báo cáo số 4270/BC-KSBT về kết quả đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19. |
Ảnh minh hoạ |
Các địa phương thành lập tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà để hỗ trợ cho các trạm y tế lưu động gồm các lực lượng tình nguyện của phụ nữ, đoàn thanh niên, sinh viên, giáo viên... (tuổi dưới 50, đã được tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19) thực hiện nhiệm vụ: Tiếp nhận thông tin từ người nhiễm COVID-19 tại nhà theo quy định, lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà; ghi chép các thông tin nhận được từ người cách ly tại nhà, thông báo ngay cho cán bộ y tế của trạm y tế lưu động và các nhiệm vụ khác được giao; được hưởng các chế độ phòng, chống dịch theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương theo phương châm “4 tại chỗ”.
Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm tập huấn, hướng dẫn cho tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà để theo dõi sức khỏe cho người nhiễm COVID-19 tại nhà; Sở Y tế phân công các bệnh viện trên địa bàn chịu trách nhiệm hướng dẫn chuyên môn cho các trạm y tế lưu động.
UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, tiếp tục triển khai có hiệu quả việc cách ly tại nhà cho đối tượng tiếp xúc gần (F1) theo hướng dẫn của Thành phố và theo Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.
Các địa phương cũng căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP để đánh giá cấp độ dịch tại địa phương trên quy mô xã, phường, thị trấn và nhỏ nhất có thể để kịp thời điều chỉnh, bổ sung các biện pháp hành chính phù hợp bảo đảm công tác phòng, chống dịch theo từng cấp độ, bao gồm việc hạn chế/dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu trên địa bàn tùy theo cấp độ dịch (như các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các hoạt động, sự kiện tập trung đông người...); báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Thành phố theo quy định.
Các quận, huyện, thị xã huy động nguồn lực tại địa phương, phối hợp với Sở GTVT chủ động thực hiện việc điều phối, vận chuyển người bệnh COVID-19 nhẹ và không triệu chứng (tầng 1), vận chuyển mẫu bệnh phẩm, người tiếp xúc gần (F1)... trên địa bàn đến các cơ sở cách ly, thu dung, điều trị khi cần vận chuyển theo chỉ đạo tại Công điện số 26/CĐ-UBND ngày 2/12/2021 của UBND Thành phố.
Đồng thời, UBND Thành phố yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn trước UBND Thành phố.
Hà Nội yêu cầu đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19 trên tàu điện Cát Linh- Hà Đông Ngày 11/11, UBND thành phố Hà Nội cho biết đã có văn bản chỉ đạo các Sở: GT-VT Y tế, Thông tin và Truyền thông; Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội, đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong khai thác, vận hành tuyến đường sắt đô thị Hà Nội số 2A, Cát Linh - Hà Đông. |
Còn nhiều hạn chế của y tế cơ sở trong công tác chống dịch COVID-19 Đại dịch COVID-19 để lại tổn thất nặng nề cho nền kinh tế cũng như những mất mát to lớn về con người. Bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần nhìn thẳng vào những hạn chế của ngành y tế để nhận diện, bắt đúng bệnh, sớm khắc phục những điểm yếu trong công tác phòng chống dịch. |
Hà Nội cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chống dịch COVID-19 Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 299/TB-VPCP ngày 5/11/2021 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP. Hà Nội. |