Hà Nội: Các trường học phải khử khuẩn trước khi đón học sinh trở lại
Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa dự thảo hướng dẫn các đơn vị thực hiện một số biện pháp trước và khi học sinh trở lại trường.
Công tác chuẩn đị đón học sinh trở lại
Theo dự thảo, trước khi đón học sinh trở lại, nhà trường cần tổ chức vệ sinh ngoại cảnh (phát quang bụi rậm, không để nước đọng, các dụng cụ chứa nước phải được đậy kín), khử khuẩn trường học ít nhất một lần, phương tiện đưa đón học sinh (nếu có).
Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị vệ sinh môi trường, y tế tại trường học. Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ sinh, mỗi học sinh có một cốc nước dùng riêng, được vệ sinh sạch sẽ, khăn mặt, khăn lau tay riêng.
Các trường cũng cần tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, bố trí nơi rửa tay có xà phòng và nước sạch, đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, bố trí đủ thùng đựng rác, chất thải có nắp đậy, đặt ở vị trí thuận tiện và thực hiện thu gom, xử lý hàng ngày, đảm bảo có đủ xà phòng, dung dịch khử khuẩn, các trang thiết bị phục vụ vệ sinh trường học.
Bố trí phòng/trạm y tế tại trường học với đầy đủ trang thiết bị y tế theo quy định và có phòng riêng để cách ly học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở (trong trường hợp cần thiết).
Các trường cần chuẩn bị khẩu trang y tế để sử dụng cho học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường có biểu hiện sốt, ho, khó thở. Trường liên hệ với trạm y tế hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống dịch tại nhà trường.
Ảnh minh họa |
Làm tốt công tác tập huấn giáo viên, nhân viên về công tác phòng, chống dịch. Giáo viên thông tin, hướng dẫn học sinh, cha mẹ học sinh về biện pháp bảo vệ, theo dõi sức khỏe, các biện pháp phòng, chống dịch, phối hợp gia đình để theo dõi sức khỏe học sinh, đón học sinh ở cổng trường.
Giáo viên tự đo nhiệt độ, theo dõi sức khỏe ở nhà. Nếu có sốt, ho, khó thở thì chủ động báo cho nhà trường và nghỉ ở nhà để theo dõi sức khỏe đồng thời đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị. Nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế, giáo viên, học sinh không đến trường.
Các trường làm tờ rơi, áp phích và dán ở những nơi dễ thấy, xây dựng các thông điệp để có thể nhắn tin qua sổ liên lạc điện tử hoặc hệ thống thông tin liên lạc khác (nếu có) cho học sinh, phụ huynh về biện pháp phòng, chống dịch bệnh như vệ sinh cá nhân và những việc cần làm của học sinh.
Các trường thành lập ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong tổ công tác, giáo viên, cán bộ, nhân viên.
Đối với học sinh, sở hướng dẫn trước khi đến trường, các em thực hiện biện pháp phòng, chống dịch như thường xuyên súc miệng bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, tập thể dục, rửa tay với xà phòng, che mũi, miệng khi hắt hơi, không đưa tay lên mắt, mũi miệng, tự theo dõi sức khỏe...
Khi học sinh đến lớp
Nhà trường cần bố trí người đón và giao nhận học sinh tại cổng trường, hướng dẫn nhân viên bảo vệ, giáo viên các công việc phòng, chống dịch, không tổ chức hoạt động tập thể, tham quan thực tế, dã ngoại, bố trí giờ vào lớp, giải lao, tan học xen kẽ giữa các khối. Thứ hai hàng tuần, trường cho tổ chức chào cờ tại lớp học.
Tổ chức khử khuẩn vệ sinh trường, lớp học, xe đưa đón... theo quy định, hạn chế sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được...
Phân công nhân viên y tế trường học thường trực y tế, phòng, chống dịch trong suốt thời gian học sinh có mặt ở trường, đảm bảo thực hiện đúng các hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Xây dựng kế hoạch mua sắm trang, thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch, kiểm tra hàng ngày, bổ sung kịp thời, đồng thời quy định nhân viên y tế trường học liên hệ thường xuyên với trạm y tế xã hoặc cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn và hỗ trợ.
Nhà trường, ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà trường, báo cáo hàng ngày/tuần/tháng.
Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đưa ra hướng dẫn công việc cụ thể đối với giáo viên, nhân viên y tế trường học, nhân viên bảo vệ, học sinh.
Ngoài ra, theo dự thảo này, các cơ sở giáo dục có ký túc xá không tổ chức nấu ăn trong phòng, bố trí phòng/trạm y tế tại ký túc xá với đầy đủ trang thiết bị y tế theo quy định và có phòng riêng để cách ly học sinh, sinh viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở...
Trong trường hợp có người có biểu hiện sốt, ho, khó thở tại trường học, trường đưa người nghi ngờ đến khu cách ly riêng trong phòng y tế hoặc khu vực do nhà trường bố trí, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 1 m với những người khác.
Nhân viên y tế hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học đeo khẩu trang y tế, găng tay, sử dụng trang phục y tế (trang phục y tế này phải được thay trước khi ra khỏi phòng y tế hoặc khu vực cách ly và giặt sạch với chất tẩy rửa hoặc xà phòng trước khi dùng lại, không giặt chung với các đồ vải khác), cung cấp khẩu trang y tế, hướng dẫn đeo đúng cách cho người nghi ngờ.
Nhân viên khai thác tiền sử tiếp xúc của người nghi ngờ (hỏi trực tiếp đối với giáo viên hoặc mời phụ huynh đối với học sinh) theo hướng dẫn cụ thể của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Bên cạnh đó, trường tham vấn ý kiến của cán bộ y tế để khẳng định về tiền sử tiếp xúc dịch tễ. Nếu cần thiết, trường mời cán bộ y tế khu vực, tuyến quận, huyện, thị xã tuyến thành phố đến hỗ trợ.
Dự thảo của sở cũng đưa ra hướng xử trí cụ thể sau khi hỏi tiền sử tiếp xúc dịch tễ cho trường hợp có hoặc không có yếu tố tiếp xúc dịch tễ.
Ngoài ra, trường hợp tiếp xúc gần hoặc có liên quan khác thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền tại địa phương.
Trường thông báo cho toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh cho học sinh nghỉ học ngay cho đến khi nhà trường có thông báo mới, đồng thời thực hiện khử trùng và xử lý môi trường ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong dự thảo, Sở GD&ĐT Hà Nội còn đưa ra yêu cầu đối với phòng, khu vực cách ly như ưu tiên chọn phòng có công trình vệ sinh khép kín, thông khí, vệ sinh, khử khuẩn, bố trí xà phòng, thùng rác, có nội quy khu cách ly...
Tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện Kế hoạch năm học mới hiệu quả, chất lượng Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký ban hành Công điện số 1190/CĐ-TTg ngày 20/9/2021 về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện Kế hoạch năm học mới 2021-2022 hiệu quả, chất lượng. |
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” Tối ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”, kêu gọi toàn xã hội chung tay hỗ trợ các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thiếu phương tiện và điều kiện học tập trực tuyến, nhất là các khu vực đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Tạp chí Thời Đại trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ phát động. |
Hơn 6 nghìn tỷ đồng hỗ trợ "Sóng và máy tính" cho hàng triệu học sinh, sinh viên khó khăn Tối ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Với kinh phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng, được xây dựng và triển khai “thần tốc” theo chỉ đạo của Thủ tướng, đây là chương trình đặc biệt trong một năm học đặc biệt, có ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc, thiết thực với hàng triệu học sinh, sinh viên, hàng triệu gia đình trên cả nước, giúp các em học tập hôm nay vì tương lai đất nước. |