Gửi Hồ sơ đề cử “Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà” là Di sản thế giới
Cát Bà được mệnh danh là chùm ngọc xanh trên Vịnh Bắc Bộ |
Quần đảo Cát Bà đã được xếp hạng Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tháng 9 năm 2013, hồ sơ đề cử Quần đảo Cát Bà là Di sản Thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học đã được gửi tới Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO.
Sau quá trình thẩm định, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) đã dự thảo Quyết định số WHC-14/38.COM/INF.8B trình Ủy ban Di sản Thế giới tại Kỳ họp lần thứ 38 ở Quatar năm 2014, trong đó khuyến nghị: “Quốc gia thành viên xem xét khả năng đề xuất nối dài với Vịnh Hạ Long, theo các tiêu chí (vii) và (viii) và có thể là tiêu chí (x), để gộp cả Quần đảo Cát Bà”.
Được biết, Văn phòng Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN) tại Việt Nam đã có Công văn số 09/IUCNVN/2016 khẳng định sự cần thiết của việc mở rộng Vịnh Hạ Long với Quần đảo Cát Bà để xây dựng hồ sơ đề cử Di sản Thế giới.
Quần đảo Cát Bà là quần thể gồm hơn 360 đảo trong đó có đảo Cát Bà ở phía Nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25 km. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Việc đề cử quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới nhằm gìn giữ, bảo tồn, duy trì giá trị đặc hữu về đa dạng sinh học cho các thế hệ mai sau. Bên cạnh đó, giúp chúng ta nhận thức rõ Quần đảo Cát Bà là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho con người, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.
Quần đảo Cát Bà trở thành Di sản thế giới trước hết sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Cát Bà. Đồng thời góp phần quảng bá và nâng cao hình ảnh, vị thế đất nước, thu hút các lĩnh vực đầu tư kinh tế sinh thái.
Di sản: sự gắn kết cộng đồng trong đời sống tâm linh ở Thái Bình Đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất lịch sử lâu đời, là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh của người Việt. Đây cũng là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, người dân sống hiền hòa với thiên nhiên, chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, nặng ân tình, tin vào nhân quả, coi trọng thứ bậc trong gia đình xã hội... Trên nền tảng điều kiện tự nhiên và xã hội đó, mà cảnh quan, nếp sống của cư dân ở các làng quê Bắc Bộ dần được hình thành. Cảnh quan của làng Bắc bộ thường có lũy tre, cổng làng, đường làng, nhà ở và các công trình tôn giáo như: đình, chùa, miếu, phủ… |
Nâng cao hiệu quả quản lý thực hành di sản Tín ngưỡng thờ Mẫu Những giá trị truyền thống của Tín ngưỡng thờ Mẫu cần được bảo tồn và những bất cập cần được ngăn chặn để vừa giữ gìn nét đẹp vốn có, vừa phù hợp với đời sống đương đại. |
Dự án ACHDA số hóa hơn 160 mẫu vật di sản khu vực ASEAN Mục tiêu của dự án ACHDA là số hóa, thiết lập mô hình ba chiều (3D), về các di sản văn hóa của các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam, trước khi mở rộng tới các nước ASEAN còn lại. |