Giới chuyên gia Singapore nhận định Việt Nam sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP
RCEP được ký kết vào ngày 15/11/2020 tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4. Ảnh: BTK ASEAN/TTXVN phát |
Báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu thuộc ngân hàng DBS Singapore nhấn mạnh các mức thuế hiệu quả của Việt Nam đối với thương mại nội khối RCEP ở mức trung bình và thấp hơn so với Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong khi đó, hội nhập thương mại giữa Việt Nam và các thành viên RCEP đã ở mức cao và sẽ ngày càng chặt chẽ hơn khi các công ty khai thác lợi ích của RCEP. Việt Nam liên tục nhập khẩu một lượng hàng hóa đáng kể từ các đối tác RCEP.
Báo cáo cũng lưu ý RCEP mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng cường xuất khẩu sang các đối tác thuộc hiệp định. Bên cạnh đó, RCEP còn mang lại lợi ích cho Việt Nam trong việc tăng cường đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Báo cáo của ngân hàng Singapore nêu rõ: “Dù Singapore tiếp tục nhận được tỷ trọng lớn của FDI, dòng vốn vào Việt Nam đang có xu hướng cao hơn và được xếp hạng trong 3 nước nhận nhiều FDI nhất trong ASEAN+6 (ASEAN cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand). Việt Nam tiếp tục có nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài”.
Quốc hội Nhật Bản bắt đầu thảo luận về hiệp định RCEP Trước tác động lớn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế của nước này với Liên minh châu Âu (JEEPA), hôm qua, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định RCEP hay không. |
Cơ hội lớn từ thị trường rộng mở với Hiệp định RCEP Bao trùm khu vực chiếm 30% GDP toàn cầu, RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) được kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhờ thuận lợi hóa thương mại và thúc đẩy hoàn thiện chuỗi cung ứng nhờ đầu tư công nghiệp hỗ trợ. |