Gìn giữ nét đẹp tranh làng Sình
![]() |
Làng Sình có tên chữ là Lại Ân thuộc xã Phú Mậu, thành phố Huế (trước đây Làng Sình thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, cách Huế không xa, ở về phía hạ lưu sông Hương) (Ảnh minh họa). |
Được biết, cái tên Sình có nhiều cách giải thích khác nhau: Có người cho rằng đó là dấu ấn Chăm còn sót lại như Truồi, Sịa, Ô Lâu… Nhưng nếu đi từ sự luận giải về quá trình lịch sử hình thành gắn với hoạt động kinh tế, văn hoá của làng thì có hai ý kiến. Một là, Sình là biến âm của Hình – một thế võ của làng. Hai là, Sình gọi theo tên chợ của làng – chợ Sình – vốn nổi tiếng lắm cá nhiều tôm đến nỗi dư thừa, ế ươn nên người dân gọi là Sình.
Ra đời trong lòng dân gian nên dòng tranh làng Sình chịu ảnh hưởng và mang dáng dấp của tín ngưỡng dân dã riêng biệt cùng đặc thù trong mỗi chất liệu, màu sắc, chủ đề, đường nét, bố cục…
Theo truyền thuyết kể lại, thời Trịnh - Nguyễn, trong đoàn người tìm vào đất Thuận Hóa định cư, ông Kỳ Hữu Hòa, mang theo nghề làm tranh giấy mộc bản của làng quê mình để mưu sinh, tranh làng Sình ra đời từ đó. Huế, mảnh đất của rất nhiều những tín ngưỡng văn hóa dân gian như lễ thờ cúng tổ tiên; lễ kỵ giỗ; lễ cúng “bất đắc kỳ tử”; lễ tảo mộ; lễ cúng gia tiên theo sóc vọng lễ tiết; lễ trai điếu bạt độ; thờ thần cửa ngõ; lễ cúng tiên sư;… Chính vì đặc điểm này mà tranh làng Sình có cơ sở để phát triển lâu dài. Nghề tranh hình thành từ khi lỵ sở của Huế còn ở Hóa thành, nghề tranh phát đạt không lâu sau đó. Tranh làng Sình hay làng Lại Ân là một loại tranh in rời từng tờ một bằng khuôn khổ gỗ thị, mít, kền để tạo đường nét. Sau khi in xong người ta tô lại bằng những gam màu được chế từ vỏ sò điệp, màu lá, tro, gạch…
Ngay từ khi hình thành, tranh làng Sình tuy có nhiều đặc điểm giống với dòng tranh Đông Hồ, nhưng “để phù hợp với nhu cầu tín ngưỡng trong các lễ cầu an, giải hạn ở đây nên các nghệ nhân đã chế ra các bản khắc hình vẽ khác. Thế nên, tranh làng Sình mới nổi danh là dòng tranh thờ cúng”, nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cho biết.
Tranh làng Sình là dòng tranh chính phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân Huế từ bao đời nay. Nó xuất hiện trong các dịp cúng bái, lễ tết. Sau khi cúng xong thì được đốt đi, hoá cho ông bà, tổ tiên. Mặc dù có nhu cầu sử dụng lớn như vậy, nhưng trải qua thăng trầm của lịch sử, tranh làng Sình đang dần bị mai một.
Để có một bức tranh phải trải qua 7 công đoạn, từ xén giấy, quét điệp, in tranh trên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, cuối cùng là điểm nhãn. Đầu tiên, dùng mực màu đen phết lên bản mộc rồi dùng giấy dó in thành một bức tranh thô. Đem phơi cho khô mực rồi dùng các loại màu tự pha chế để tô vẽ họa tiết lên tranh, sau đó đem phơi lại cho khô mới thành một bức tranh hoàn chỉnh.
Nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình mai một dần từ sau 1945. Chiến tranh loạn lạc chẳng mấy ai để ý đến chuyện thờ cúng cho đúng với truyền thống, lễ nghi. Tranh giấy làng Sình làm ra bán không ai mua, người dân bỏ giấy, bỏ mực chuyển sang làm những nghề khác để mưu sinh.
Sau năm 1975, tranh Sình bị xem là văn hoá phẩm dị đoan, tiếp tay cho các lễ nghi cúng bái rườm rà… nên bị cấm sản xuất, ván khắc bị thu hồi, đốt phá. Từ đó, dân cư bỏ nghề, bỏ làng hoặc chuyển sang nghề khác, cả làng chỉ còn vỏn ven ba hộ dân bám đuổi với nghề làm tranh truyền thống.
Những khuôn bản mộc để in tranh lưu truyền hơn mấy năm cũng bị thất lạc dần theo sự mai một của làng nghề này, khó có thể tìm lại những bản mộc xưa. Nghệ nhân Kỳ Hữu Phước kể rằng: “Để giữ được những bản mộc của ông cha để lại, tôi đã phải bọc nilon, chôn thật sâu dưới đất hàng chục năm”. Cho đến thời điểm này, ông Kỳ Hữu Phước chỉ còn giữ lại được hai bộ mộc bản có tuổi trên 150 năm.
Đất nước phát triển, người dân lao vào vòng xoáy mưu sinh, cũng không mấy người còn giữ tục lệ thờ cúng với tranh làng Sình. Nền kinh tế thị trường xâm nhập, người dân Huế cũng dần quên đi mình đã từng có một tín ngưỡng, một truyền thống tốt đẹp. Nghề tranh ở đây gần như thất truyền. Năm 1996, nhà nước có chủ trương khôi phục lại những làng nghề truyền thống, trong đó có tranh làng Sình. Tuy nhiên nghề làm tranh chỉ còn duy nhất ông Kỳ Hữu Phước nắm rõ, với quyết tâm khôi phục bằng được nghề truyền thống, ông đến từng nhà vận động người dân tham gia.
Ngày nay, cuộc sống thay đổi, ý thức con người cũng thay đổi, muốn tìm về những giá trị tinh thần đã nhạt phai. Năm 2007, tranh được tôn vinh như một di sản văn hóa của dân tộc cần được gìn giữ, bảo tồn. Cùng với sự quan tâm của Nhà nước là sự phát triển của loại hình Du lịch văn hóa làng nghề đã tạo điều kiện hồi sinh cho tranh cổ Làng Sình. Tranh Làng Sình đã dần lấy lại được hình ảnh và vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, xã hội của một làng tranh truyền thống. Nhiều đề tài nghiên cứu, nhiều nghệ nhân cũng đã khẳng định giá trị nghệ thuật và giá trị văn hóa của tranh làng Sình trong đời sống, đặc biệt là những giá trị trong đời sống tâm linh.
Trước nhu cầu của thị trường, nghề làm tranh giấy truyền thống làng Sình có cơ hội phục hưng. Những khuôn mộc thất truyền, người làm tranh cố gắng tìm lại nhưng số lượng không nhiều. Để có khuôn mộc in tranh truyền thống người làm tranh chỉ còn cách tìm lại những bức tranh được cất giữ rồi tự làm lấy bản mộc. Hiện tại, người làm tranh làng Sình phục hồi được 25 bản mộc để in tranh truyền thống. Từ việc đứng trước nguy cơ biến mất, tới vài ba hộ dân, tăng lên chục hộ rồi dần tăng lên con số vài chục hộ trở lại với nghề. Đến thời điểm này, làng Sình có 32 hộ làm nghề tranh truyền thống, chủ yếu làm lúc nông nhàn.
Tin bài liên quan

Đẩy mạnh hợp tác du lịch, văn hóa giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương Vương quốc Bỉ

450 nghệ sĩ trình diễn trong đêm kỷ niệm 30 năm vinh danh Cố đô Huế và Nhã nhạc Cung đình Việt Nam

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của lễ hội dân gian xứ Huế
Các tin bài khác

Những người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc S’tiêng

Nghệ nhân cuối cùng ở làng đồ chơi dân gian Hậu Ái

Về Liêu Xá xem làm đồ chơi Trung thu truyền thống

Gìn giữ nét đẹp trong phong tục đón dâu mới của đồng bào dân tộc Thái ở Tương Dương
Đọc nhiều

Tử vi hôm nay 12 con giáp 30/11/2023: Ngọ đại cát đại lợi làm gì cũng tốt

Một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt của Cần Thơ nhận học bổng học tập tại Thái Lan

Thúc đẩy các chuyến thăm trước thềm kỷ niệm 35 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Brazil

Tử vi hôm nay 12 cung hoàng đạo 30/11/2023: Ngày cuối tháng đầy biến động
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Quảng Ninh: Hơn 200 giáo viên, cán bộ quản lý cấp THCS tham gia tìm hiểu về biển, đảo

Hải quân Việt Nam và Thái Lan tuần tra chung thường niên lần thứ 48

Phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu Luật Biên phòng Việt Nam”
Multimedia

Học sinh Mai Châu (Hòa Bình) nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng khí hậu

Lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc Việt Nam - Nhật Bản

Đến Huế thăm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

Gìn giữ nghề làm nón lá của người Tày Bắc Hà

Người đẹp Belarus mê mẩn gỏi gà măng cụt của Việt Nam

Đà Nẵng: Lớp học tiếng Việt dành cho các sinh viên Lào, Thái Lan tại chùa Tam Bảo

"Vua đầu bếp Mỹ" Christine Hà hướng dẫn trẻ khiếm thị làm bánh trung thu

Đội huỷ nổ bom mìn lưu động NPA/RENEW phá huỷ đạn pháo trả lại màu xanh cho đất

Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tổ chức thông tin về Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII

Âm vang những giai điệu Nga

The Sydney Morning Herald: Bò cuốn lá lốt là món ăn “ngon nhất hành tinh”

Gần 1000 sinh viên Việt Nam tham gia Ngày hội sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc

Học sinh Hòa Bình chia sẻ cách đem lại "niềm vui" cho môi trường

Quy định về việc xin cấp lại "sổ đỏ" khi bị mất

VUFO thông báo danh sách thí sinh và phòng thi viết Vòng 2 kỳ thi tuyển công chức năm 2023

Du khách đến Singapore được nhập cảnh không cần hộ chiếu từ năm 2024

Bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris sắp được phát hành

Lễ khởi động dự án “Người dân Khánh Hòa nói tiếng Anh”
