Trang chủ Bạn đọc - Cần biết
23:21 | 05/08/2021 GMT+7
Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Giải pháp nào để doanh nghiệp FDI và các đối tác Việt Nam thuận lợi sản xuất và xuất khẩu giữa Covid-19?

aa
Doanh nghiệp không đủ năng lực y tế tại chỗ để giải quyết các tình huống phát sinh khi có ca nhiễm Covid-19 trong nhà xưởng; còn y tế địa phương cũng đang quá tải khiến doanh nghiệp, người lao động vô cùng khó khăn.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp Việt tại Séc vượt khó cùng cộng đồng chống COVID-19 Doanh nghiệp Việt tại Séc vượt khó cùng cộng đồng chống COVID-19

Vừa qua, do lo ngại gián đoạn chuỗi cung ứng, Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ (AFI) đã gửi thư đề nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong ngành nông nghiệp, trong đó có ngành điều tại Việt Nam.

Cụ thể, theo ông Bob Bauer - Chủ tịch AFI, Hiệp hội có khoảng 1.000 công ty thành viên với nòng cốt là những nhà nhập khẩu thực phẩm Mỹ và các đối tác nước ngoài xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ. Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang là thành viên của AFI. Và nhiều thành viên AFI ở Mỹ cũng đang nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam.

Giải pháp nào để doanh nghiệp FDI và các đối tác Việt Nam thuận lợi sản xuất và xuất khẩu giữa Covid-19?
Ảnh minh họa

Theo AFI, hạt điều là một mặt hàng đặc biệt quan trọng với nhiều thành viên. Do đó, AFI mong Chính phủ Việt Nam ưu tiên phân phối vaccine tới lao động, công nhân sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là ngành điều.

“Thị trường Mỹ chiếm gần 1/3 trong tổng giá trị 3,5 tỷ USD xuất khẩu hạt điều hàng năm của Việt Nam và việc giữ ổn định nguồn cung chính là chìa khóa để đảm bảo cho việc tiếp tục tăng trưởng. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) triển khai thực hiện việc tiêm phòng và các giải pháp khác nhằm giúp Việt Nam giữ được vị trí dẫn đầu mà nếu mất đi, có thể sẽ không bao giờ lấy lại được" - AFI nhấn mạnh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, ước tính xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 50.000 tấn, trị giá 324 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 6/2021.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều đạt 324.000 tấn, trị giá 1,97 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng liên quan vấn đề ưu tiên phân phối vaccie tới lực lượng lao động, tại Việt Nam, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất muốn được tự mua kit test nhanh Covid-19, chủ động thay vì phải tới cơ sở dịch vụ và tự chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm để giảm chi phí.

Theo các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Gỗ TP.HCM, Điện tử Việt Nam, hàng trăm doanh nghiệp ở phía Nam cũng đang “ngồi trên đống lửa” khi thực hiện “3 tại chỗ”.

Với lượng công nhân rất lớn, việc tìm đủ chỗ ở cho công nhân đáp ứng "3 tại chỗ" là thách thức không hề nhỏ, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài chi phí vận hành sản xuất, doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí tổ chức ăn, ở, nghỉ tại chỗ và xét nghiệm thường xuyên cho hàng nghìn lao động trong suốt thời gian dài duy trì sản xuất. Mỗi địa phương lại đưa ra yêu cầu về phối hợp cùng ngành y tế xét nghiệm khác nhau, nơi chấp nhận test nhanh kháng nguyên, nơi lại chỉ chấp nhận xét nghiệm PCR với công nhân đăng ký thực hiện "3 tại chỗ"...

Ước tính, trung bình mỗi doanh nghiệp sản xuất theo "3 tại chỗ" phải chịu thêm chi phí xét nghiệm test nhanh cho mỗi lao động khoảng 3 triệu đồng một tháng. Nếu là xét nghiệm PCR thì chi phí này tăng gấp đôi.

Xuất phát từ thực tế này, bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) nêu đề xuất: Chính phủ cho doanh nghiệp được chủ động mua, tổ chức xét nghiệm và được test nhanh Covid-19 cho người lao động, nhấn mạnh điều này nhằm tăng tính chủ động của doanh nghiệp, giảm tải nguồn lực cho nhà nước và nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.

Bổ sung thêm cho quan điểm này, ông Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, Chính phủ cần phải để doanh nghiệp hoạt động bình thường, tự xét nghiệm và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo an toàn phòng dịch, bởi dịch còn có thể kéo dài. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt lựa chọn mô hình sản xuất an toàn, hiệu quả nhất phù hợp với họ.

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19 Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19
Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid-19 Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid-19
Tú Anh
Nguồn:

Tin bài liên quan

Thương chiến Trump 2.0 và cuộc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Thương chiến Trump 2.0 và cuộc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump khi trở lại Nhà Trắng lần hai đang làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ. Việc áp thuế mạnh tay không chỉ khiến chi phí sản xuất gia tăng mà còn đặt các tập đoàn quốc tế vào tình thế buộc phải dịch chuyển sản xuất và tái cấu trúc chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rủi ro.
“Xanh hóa” dệt may – thêm lợi thế cho Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

“Xanh hóa” dệt may – thêm lợi thế cho Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

Thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhiều ngành nghề; trong đó có dệt may đang nỗ lực tìm hướng giảm phát thải ra môi trường.
Xuất khẩu hạt điều đã bước qua giai đoạn tăng trưởng thấp?

Xuất khẩu hạt điều đã bước qua giai đoạn tăng trưởng thấp?

Sau gần hai năm trầm lắng, tháng 5/2023, xuất khẩu hạt điều tăng 11,7% về lượng và tăng 11,4% về trị giá, đạt mức cao nhất kể từ tháng 7/2021. Song, tháng 6/2023, xuất khẩu hạt điều chỉ tăng nhẹ về lượng 2,9%, giảm 0,4% về trị giá. Vậy xuất khẩu hạt điều có thật sự khởi sắc?

Các tin bài khác

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Thời tiết hôm nay (28/6): Bắc Bộ tăng mưa cả về diện và lượng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 28/6, miền Bắc gia tăng mưa cả về diện và lượng, đặc biệt vùng núi nhiều nơi mưa rất to. Nam Bộ mưa giông rải rác.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp "Sổ đỏ”; Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; Phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng...
Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (26/6): Hà Nội mưa rào và dông

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 26/6.
Thời tiết hôm nay (24/6): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa rào

Thời tiết hôm nay (24/6): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nắng, chiều tối có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngaày 25/6 khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ xuất hiện mưa rào và dông vài nơi vào chiều tối và đêm, ngày nắng, có nơi nắng nóng.

Đọc nhiều

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Báo chí Bulgaria đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của Việt Nam

Ngày 27/6 tại buổi gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Bulgaria (1950 - 2025) do Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tổ chức, đại diện các cơ quan báo chí sở tại đã chia sẻ những đánh giá tích cực về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của Việt Nam sau gần 40 năm Đổi mới.
Bơi ngược sóng

Bơi ngược sóng

Phải ngót chục năm, hôm rồi tôi mới cầm đến một cuốn tiểu thuyết. Cuốn này tên Giữa những con sóng”. Tác giả Nguyễn Tuấn Thành, Nhà xuất bản Văn học in năm 2025. Truyện chưa đọc nên chưa bàn. Tôi muốn nói một câu chuyện khác. Chuyện gọi bơi ngược sóng”.
Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Ghi nhận đóng góp của Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar trong hỗ trợ nhân đạo và đối ngoại nhân dân

Trong thời gian qua, Hội hữu nghị Việt Nam - Myanmar đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặc biệt là vận động, quyên góp hỗ trợ nạn nhân trận động đất nghiêm trọng tại Myanmar hồi tháng 3/2025. Ghi nhận những nỗ lực của Hội, ngày 30/6 tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức lễ trao Bằng khen và Kỷ niệm chương “Vì hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc” cho Hội và năm cá nhân tiêu biểu.
Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Viện trợ phi chính phủ nước ngoài góp phần thúc đẩy phát triển bền vững tại Lào Cai

Giai đoạn 2020-2025, tỉnh Lào Cai đã tiếp nhận 114 chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) với tổng giá trị cam kết đạt 20,1 triệu USD, trong đó giải ngân ước đạt gần 16,6 triệu USD. Nguồn viện trợ này trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và phát triển bền vững tại địa phương.
Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Vùng 5 Hải quân: Nâng cao kiến thức pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ

Trong hai ngày 26, 27/6, tại TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Khu vực 2 và Cơ quan Điều tra Hình sự Khu vực 3 Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2025.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Dấu ấn Việt Nam tại Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển lần thứ 35

Lần đầu tiên đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét tại kỳ họp lần thứ 35 (SPLOS 35) diễn ra từ ngày 23-27/6 tại New York. Với sự điều hành chuyên nghiệp và các đề xuất thiết thực, Việt Nam không chỉ thể hiện năng lực dẫn dắt tại diễn đàn luật biển toàn cầu, mà còn góp phần thúc đẩy thực thi UNCLOS vì mục tiêu đại dương hòa bình, bền vững và công bằng.
Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Việt Nam lần đầu giữ chức Chủ tịch Hội nghị các quốc gia thành viên UNCLOS

Tại phiên khai mạc Hội nghị các quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) lần thứ 35 (SPLOS 35) ngày 23/6 tại New York (Mỹ), Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Trưởng đoàn Việt Nam - đã được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội nghị. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhiệm vị trí điều hành cao nhất tại cơ chế thường niên quan trọng nhất về thực thi UNCLOS, thể hiện uy tín và đóng góp ngày càng chủ động, tích cực của Việt Nam trong quản trị đại dương toàn cầu.
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động