Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

Giải pháp nào để doanh nghiệp FDI và các đối tác Việt Nam thuận lợi sản xuất và xuất khẩu giữa Covid-19?

23:21 | 05/08/2021

Doanh nghiệp không đủ năng lực y tế tại chỗ để giải quyết các tình huống phát sinh khi có ca nhiễm Covid-19 trong nhà xưởng; còn y tế địa phương cũng đang quá tải khiến doanh nghiệp, người lao động vô cùng khó khăn.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong các chuỗi cung ứng
Doanh nghiệp Việt tại Séc vượt khó cùng cộng đồng chống COVID-19 Doanh nghiệp Việt tại Séc vượt khó cùng cộng đồng chống COVID-19

Vừa qua, do lo ngại gián đoạn chuỗi cung ứng, Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ (AFI) đã gửi thư đề nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong ngành nông nghiệp, trong đó có ngành điều tại Việt Nam.

Cụ thể, theo ông Bob Bauer - Chủ tịch AFI, Hiệp hội có khoảng 1.000 công ty thành viên với nòng cốt là những nhà nhập khẩu thực phẩm Mỹ và các đối tác nước ngoài xuất khẩu thực phẩm sang Mỹ. Một số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang là thành viên của AFI. Và nhiều thành viên AFI ở Mỹ cũng đang nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam.

Giải pháp nào để doanh nghiệp FDI và các đối tác Việt Nam thuận lợi sản xuất và xuất khẩu giữa Covid-19?
Ảnh minh họa

Theo AFI, hạt điều là một mặt hàng đặc biệt quan trọng với nhiều thành viên. Do đó, AFI mong Chính phủ Việt Nam ưu tiên phân phối vaccine tới lao động, công nhân sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm ở Việt Nam, đặc biệt là ngành điều.

“Thị trường Mỹ chiếm gần 1/3 trong tổng giá trị 3,5 tỷ USD xuất khẩu hạt điều hàng năm của Việt Nam và việc giữ ổn định nguồn cung chính là chìa khóa để đảm bảo cho việc tiếp tục tăng trưởng. Bởi vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) triển khai thực hiện việc tiêm phòng và các giải pháp khác nhằm giúp Việt Nam giữ được vị trí dẫn đầu mà nếu mất đi, có thể sẽ không bao giờ lấy lại được" - AFI nhấn mạnh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, ước tính xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 7/2021 đạt 50.000 tấn, trị giá 324 triệu USD, giảm 14,9% về lượng và giảm 12,3% về trị giá so với tháng 6/2021.

Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều đạt 324.000 tấn, trị giá 1,97 tỷ USD, tăng 21,4% về lượng và tăng 14% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cũng liên quan vấn đề ưu tiên phân phối vaccie tới lực lượng lao động, tại Việt Nam, thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp cũng đề xuất muốn được tự mua kit test nhanh Covid-19, chủ động thay vì phải tới cơ sở dịch vụ và tự chịu trách nhiệm về kết quả xét nghiệm để giảm chi phí.

Theo các Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Da - Giày - Túi xách Việt Nam, Gỗ TP.HCM, Điện tử Việt Nam, hàng trăm doanh nghiệp ở phía Nam cũng đang “ngồi trên đống lửa” khi thực hiện “3 tại chỗ”.

Với lượng công nhân rất lớn, việc tìm đủ chỗ ở cho công nhân đáp ứng "3 tại chỗ" là thách thức không hề nhỏ, đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài chi phí vận hành sản xuất, doanh nghiệp phải gánh thêm chi phí tổ chức ăn, ở, nghỉ tại chỗ và xét nghiệm thường xuyên cho hàng nghìn lao động trong suốt thời gian dài duy trì sản xuất. Mỗi địa phương lại đưa ra yêu cầu về phối hợp cùng ngành y tế xét nghiệm khác nhau, nơi chấp nhận test nhanh kháng nguyên, nơi lại chỉ chấp nhận xét nghiệm PCR với công nhân đăng ký thực hiện "3 tại chỗ"...

Ước tính, trung bình mỗi doanh nghiệp sản xuất theo "3 tại chỗ" phải chịu thêm chi phí xét nghiệm test nhanh cho mỗi lao động khoảng 3 triệu đồng một tháng. Nếu là xét nghiệm PCR thì chi phí này tăng gấp đôi.

Xuất phát từ thực tế này, bà Đỗ Thị Thuý Hương - Uỷ viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) nêu đề xuất: Chính phủ cho doanh nghiệp được chủ động mua, tổ chức xét nghiệm và được test nhanh Covid-19 cho người lao động, nhấn mạnh điều này nhằm tăng tính chủ động của doanh nghiệp, giảm tải nguồn lực cho nhà nước và nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.

Bổ sung thêm cho quan điểm này, ông Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng CIEM cho rằng, Chính phủ cần phải để doanh nghiệp hoạt động bình thường, tự xét nghiệm và chịu trách nhiệm trên cơ sở đảm bảo an toàn phòng dịch, bởi dịch còn có thể kéo dài. Như vậy, mỗi doanh nghiệp sẽ linh hoạt lựa chọn mô hình sản xuất an toàn, hiệu quả nhất phù hợp với họ.

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19 Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp tư nhân sản xuất, kinh doanh giữa đại dịch COVID-19
Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid-19 Phát triển bền vững sẽ là “vaccine” của doanh nghiệp giữa bão Covid-19

Tú Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/giai-phap-nao-de-doanh-nghiep-fdi-va-cac-doi-tac-viet-nam-thuan-loi-san-xuat-va-xuat-khau-giua-covid-19-146916.html

In bài viết