Gia Lai đẩy mạnh phát triển kinh tế các vùng đặc biệt khó khăn
Nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi từ 15 đến 60 biết chữ đạt 99% |
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Trà Vinh |
Phát triển toàn diện văn hóa và kinh tế
Với địa bàn rộng lớn và phức tạp, Gia Lai là nơi sinh sống của gần 40 các đồng bào dân tộc anh em. Trong những năm qua, tỉnh không ngừng đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, mang điện, nước, con chữ tới từng người dân trong các bản làng xa xôi nhất.
Toàn bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn đều đã và đang được đầu tư, phát huy hiệu quả, đáp ứng các nhu cầu đi lại, giao thương, buôn bán và phát triển kinh tế. Tỉnh và các địa phương thường xuyên ưu tiên tổ chức các chương trình, dự án khuyến nông, dạy nghề, xuất khẩu lao động, trợ cấp xã hội… giúp người dân tăng thu nhập, đồng thời tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người nghèo.
Người dân được cung cấp nguồn nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn vệ sinh. |
Kinh tế các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã từng bước có sự chuyển biến tích cực. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng hàng hóa; công tác định canh, định cư đạt trên 90% về số hộ, cơ bản giải quyết tình trạng di cư tự do. Bên cạnh đó, phong trào sản xuất giỏi cũng ngày càng nhân rộng; công tác triển khai các chính sách đầu tư và hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS cũng luôn được thực hiện kịp thời một cách công khai, minh bạch, dân chủ, phù hợp với nhu cầu của người dân. Việc lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn được triển khai một cách đồng bộ và góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng DTTS, từ đó từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh, từ 19,71% năm 2015 giảm xuống còn 10,04% năm 2018.
Chú trọng hoàn thiện huyết mạch giao thông
Để cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn và tạo động lực phát triển kinh tế cho vùng sâu, vùng xa, tỉnh đặc biệt chú trọng hoàn thiện huyết mạch giao thông đến tận thôn, buôn. Phần lớn các tuyến đường liên xã, liên thôn đã được bê tông hóa khang trang, sạch đẹp.
Xét chung về công tác đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh trong những năm qua, Gia Lai xác định giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM (nông thôn mới).
Hình ảnh thi công cầu Ia Rmok - huyện Krông Pa. |
Từ năm 2010 đến hết 2019, toàn tỉnh Gia Lai đã nhựa hóa, bê tông hóa 835 km đường huyện, 969 km đường xã và đường từ trung tâm xã đến huyện xa xôi nhất; cứng hóa 1.091 km đường trục thôn làng, đường liên thôn và 850 km đường ngõ xóm, 974 km đường trục nội đồng với tổng kinh phí đầu tư ước tính trên 4.360 tỷ đồng.
Trong năm 2010, khi chương trình NTM bắt đầu được triển khai, toàn tỉnh khi đó chỉ có 3/222 xã đạt tiêu chí về đường giao thông. Nhưng đến năm 2015, con số này là 71 xã và đến nay là 100 xã. Trong đó, 90,09% chiều dài đường xã, đường từ trung tâm xã đến huyện và 78,27% chiều dài đường trục thôn, làng, đường liên thôn, làng được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; 60,16% chiều dài đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.
Cuộc sống mới
Điển hình phải kể đến sự phát triển tại xã Kon Pne, một trong những địa phương hẻo lánh và biệt lập nhất của tỉnh, nằm cách xa trung tâm huyện KBang hơn 80km với hơn 600 hộ dân người đồng bào Bhanar sinh sống. Trước năm 2004, nơi đây không hề có điện, đường, trường, trạm và không hề được tiếp xúc với những chính sách thụ hưởng của Nhà nước.
Cho tới năm 2004, tỉnh cho xây dựng đoạn đường bê tông dài 80km vào xã Kon Pne, kết nối người dân với thế giới bên ngoài. Chỉ một năm sau, Công ty Điện lực Gia Lai cũng đã hoàn thành đầu tư các đường dây điện và trạm biến áp, đưa điện tới người dân, nâng cao đáng kể đời sống của người dân.
Các tuyến đường, trường, trạm, nhà văn hóa, trạm thu phát truyền hình cũng được xây dựng, hoàn thiện và thay đổi hoàn toàn cuộc sống người dân. Thay vì ốm đau chỉ biết tìm đến thầy lang hay phải chịu số phận vì không thể cứu chữa, giờ đây người dân đã được tới bệnh viện điều trị. Trẻ em cũng được đến trường dễ dàng hơn và đến gần hơn với hành trình đuổi bắt những con chữ.
Các tuyến đường rộng rãi được xây dựng trên địa bàn xã Kon Pne. |
Xã đã đạt 13/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập bình quân đầu người với 26 triệu đồng/người/năm. Trẻ em được giáo dục đầy đủ, người dân được chăm lo sức khỏe về cả thể chất và tinh thần.
Ví dụ điển hình khác là sự phát triển tại làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, cũng là một trong những ngôi làng nghèo và hẻo lánh nhất của tỉnh. Trước đây, ngôi làng này chỉ được kết nối với bên ngoài bằng một con đường độc đạo xuyên rừng 7km từ Tỉnh lộ 666. Sự tách biệt này khiến cho đời sống của người dân gặp vô vàn khó khăn, toàn bộ theo hướng tự cung tự cấp.
Nhờ sự quan tâm của tỉnh, người dân Pờ Yầu giờ đây đã thay đổi hoàn toàn. Từ năm 2005, tỉnh đã đầu tư đưa nguồn điện tới làng và xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Từ cuối năm 2019, tỉnh cho xây dựng tuyến đường huyết mạch lên đỉnh Pờ Yầu và hiện đã sắp hoàn thành. Người dân đi lại dễ dàng hơn rất nhiều. Nhờ đó, người dân được tiếp xúc với văn hóa tốt hơn và đời sống kinh tế được cải thiện đáng kể, từng bước đẩy lùi cái nghèo.
Những thành tựu kể trên là kết quả của đường lối đúng đắn, sự quan tâm sát sao từ Chính phủ, Đảng bộ, Chính quyền Nhà nước, Chính quyền địa phương cùng với sự quyết tâm, đồng lòng của cán bộ và người dân trong tỉnh.
Biên phòng Gia Lai, Đồng Tháp hỗ trợ Campuchia chống COVID-19 Trước tình hình đại dịch do COVID-19 bùng phát mạnh, bộ đội biên phòng các tỉnh Gia Lai, Đồng Tháp đã kịp thời hỗ trợ một ... |
Nam thanh niên 9x bỏ trốn khỏi khu cách ly COVID-19 ở Gia Lai Nam thanh niên N.V.L (SN 1997) đã bỏ trốn khi đang trong quá trình cách ly dịch COVID-19 tại Gia Lai. Lực lượng chức năng đang ... |
Phố núi Gia Lai chìm trong sương sớm Sau đêm mưa, cảnh vật núi rừng Gia Lai hiện lên mờ ảo dưới ánh nắng xuyên qua những làn sương ùa về. |