Giá heo hơi hôm nay (2/1/2021) tiếp tục đà tăng nhẹ trên cả nước
Giá heo hơi hôm nay 2/1 miền Bắc: Dao động trong khoảng 77.000 - 80.000 đồng/kg. Tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, Ninh Bình hiện đang giao dịch heo hơi ở mức 77.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay (2/1) tiếp tục đà tăng nhẹ trên cả nước |
Giá heo hơi hôm nay 2/1 miền Trung và Tây nguyên: Dẫn đầu khu vực hiện là tỉnh Thanh Hóa với giá 78.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay 2/1 miền Nam: Tại Vũng Tàu, giá tăng 1.000 đồng/kg lên mức 74.000 đồng/kg. Còn tại Bình Phước, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu và Trà Vinh, mức giao dịch heo hơi hiện đạt 74.000 - 75.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg trong hôm nay.
Nhanh chóng kiểm soát dịch tả heo Châu Phi
Huyện Thăng Bình là một trong những địa phương có số lợn bị mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi tương đối lớn của tỉnh Quảng Nam kể từ khi dịch tái phát. Ông Nguyễn Xuân Vũ, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình cho biết, dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn huyện từ tháng 7/2020 đến nay. Hiện tại, đã có 6 xã trên địa bàn có lợn bị nhiễm bệnh.
Thống kê đến thời điểm này, toàn huyện Thăng Bình có khoảng 593 con lợn bị chết do mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi với tổng trọng lượng 55.433kg. Theo đại diện UBND huyện Thăng Bình, kể từ khi nắm được thông tin về việc một số con lợn của các hộ dân trên địa bàn huyện tái phát dịch tả lợn Châu Phi, chính quyền huyện đã phối hợp với các thú y xã cùng ngành chức năng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm.
Về phía UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã có chỉ thị số 21/CT-UBND do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu ký về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc.
Theo đó, đối với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ông Bửu yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê toàn bộ đàn lợn trên địa bàn, lập danh sách những cơ sở chăn nuôi tái đàn trái quy định. Kiên quyết không hỗ trợ đối với những cơ sở chăn nuôi không thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi, khai báo trước khi tái đàn lợn.
Đồng thời, hướng dẫn chủ chăn nuôi tăng cường áp dụng nghiêm ngặt thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất; tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi từ nguồn hóa chất mà Trung ương hỗ trợ.
Đối với địa phương có ổ dịch bệnh chưa qua 21 ngày cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan.