Giá dầu tăng vọt nhờ diễn biến mới từ Trung Quốc
Thêm dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt tăng trưởng
Lạm phát giá cả tiêu dùng cũng như giảm phát giá sản xuất tại Trung Quốc như vậy đang trái ngược với những gì diễn ra trên các nền kinh tế lớn khắp thế giới.
|
Yếu tố khiến giá dầu tăng vọt
Việc nguồn cung toàn cầu tăng cao đang gây sức ép lên thị trường, cùng lúc đó nhiều người vẫn đang lo lắng về tăng trưởng nhu cầu thấp.
|
Phiên giao dịch ngày thứ Năm, giá dầu tăng hơn 3% lên ngưỡng cao nhất trong 1 tuần bởi thông tin đồng USD yếu và hoạt động sản xuất dầu tại Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới gia tăng mạnh, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 2,47USD/thùng tương đương 3,4% và đóng cửa ở mức 75,67USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai tăng 2,35USD/thùng tương đương 3,4% lên 70,62USD/thùng. Ngưỡng đóng cửa của cả hai loại giá dầu như vậy cao nhất tính từ ngày 8/6/2023.
Tại Mỹ, thị trường dầu được hỗ trợ bởi thông tin cho thấy doanh số bán lẻ tại Mỹ bất ngờ tăng trưởng trong tháng 5/2023, số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần vừa qua không khỏi ảnh hưởng làm giảm giá đồng USD. Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất trong 5 tuần so với các loại tiền trong giỏ tiền tệ.
Đồng USD yếu không khỏi khiến cho dầu thô trở nên rẻ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, nhu cầu dầu vì vậy tăng lên.
Dữ liệu công bố vào ngày thứ Năm cho thấy năng lực sản xuất dầu của Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng trưởng 15,4% so với cùng kỳ năm trước và đạt mức cao chưa từng thấy.
Theo khẳng định của CEO tập đoàn năng lượng Kuwait, nhu cầu dầu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng ổn định trong nửa sau năm nay.
“Các số liệu về sản xuất dầu của Trung Quốc đã khởi đầu cho quá trình tăng điểm của giá dầu. Tất nhiên, bạn đang phải chứng kiến tình hình kinh tế vĩ mô tại Mỹ xấu đi do Fed nâng lãi suất. Tại châu Âu, lãi suất trong khi đó tiếp tục tăng lên”, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group – ông Phil Flynn phân tích.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã nâng lãi suất lên ngưỡng cao nhất trong 22 năm, đồng thời phát đi thông điệp về khả năng tiếp tục siết chặt chính sách tiền tệ trong cuộc chiến kiềm chế lạm phát.
Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde, khẳng định: “Triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát hiện vẫn tồn tại quá nhiều yếu tố bất ổn”.
Vào ngày thứ Tư, Fed không thay đổi lãi suất tuy nhiên lại phát đi thông điệp sẽ nâng lãi suất ít nhất nửa điểm phần trăm trước thời điểm cuối năm.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày thứ Năm thông báo sẽ đưa ra động thái chính sách tiền tệ mới, theo đó, lãi suất cơ bản đồng euro được điều chỉnh nâng 25 điểm cơ bản lên ngưỡng 3,5%, như vậy ECB chính thức hành động trái ngược với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.
ECB đã nâng lãi suất từ tháng 7/2022 trong nỗ lực để giảm lạm phát cao kỷ lục trong khu vực. Con số mới nhất về lạm phát cho thấy giá cả tại châu Âu hạ nhiệt nhanh hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia, lạm phát toàn phần tháng 5/2023 tăng 6,1%, lạm phát lõi (không tính giá cả các mặt hàng có nhiều biến động), tăng 5,3%. Con số lạm phát này cao hơn ngưỡng mục tiêu 2% của các chuyên gia.
Dù rằng thị trường tài chính đã kỳ vọng trước về quyết định ngày thứ Năm của ECB, không ít nhà đầu tư hiện vẫn băn khoăn về việc còn quá nhiều yếu tố bất ổn liên quan đến định hướng chính sách của ECB thời gian tới.
“Các quyết định tương lai của hội đồng chính sách sẽ đảm bảo rằng các lãi suất chủ chốt của ECB sẽ được nâng lên những nấc phù hợp với việc đưa lạm phát trở lại ngưỡng 2% trong trung hạn và sẽ được giữ ở mức này càng lâu càng tốt”, ECB nhấn mạnh trong tuyên bố chính sách của mình.
Dù rằng lạm phát gần đây hạ nhiệt, ECB đã nâng kỳ vọng lạm phát chủ chốt và lạm phát kỳ vọng trong năm nay và năm sau. ECB dự báo lạm phát toàn phần ở ngưỡng 5,4% trong năm nay, 3% trong năm 2024 và 2,2% trong năm 2025.
ECB đồng thời bi quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế trong những năm tới, điều chỉnh tăng trưởng kinh tế kỳ vọng xuống còn 0,9% trong năm nay và 1,5% trong năm 2024. 3 tháng trước đây, tăng trưởng kinh tế được ước tính ở mức 1% trong năm nay và 1,6% trong năm 2024.
Đồng euro tăng giá so với đồng USD còn lợi suất trái phiếu chính phủ châu Âu tăng ngay sau thông báo về lãi suất.
Nguyên nhân kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu suy thoái
Lạm phát có nguyên nhân trực tiếp từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã hạ nhiệt tại châu Âu trong những tháng gần đây, tuy nhiên vẫn cao hơn so với tính toán.
|
ECB vẫn quyết nâng lãi suất bất chấp kinh tế suy thoái
Không ít nhà đầu tư hiện vẫn băn khoăn về việc còn quá nhiều yếu tố bất ổn liên quan đến định hướng chính sách của ECB thời gian tới.
|